Hỏi: Đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh thế nào?
Tôi làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức kinh tế có 99% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu. Trước đây, công ty tôi đã hoàn tất đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với hoạt động đại lý ô tô như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111); - Mã ngành: 4513. Hiện tại, công ty có nhu cầu bổ sung hoạt động kinh doanh môi giới ô tô loại đã qua sử dụng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh thực tế của công ty là trung gian cho các nhà cung cấp, các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp ô tô đã qua sử dụng (nhà cung cấp) và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua ô tô đã qua sử dụng (khách hàng). Theo đó, công ty giới thiệu khách hàng cho nhà cung cấp tương ứng với yêu cầu của khách hàng và/hoặc ngược lại. Khi các bên giao dịch thành công, công ty sẽ được hưởng hoa hồng cho việc giới thiệu này. Với nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của công ty như trên và đối chiếu với Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, công ty nhận thấy việc đăng ký hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng vào ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC 4513 là phù hợp. Do đó, công ty đã thực hiện đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111), hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng; - Mã ngành: 4513. Tuy nhiên, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ như sau: ’Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh chi tiết ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung ’Hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng’ vào mã ngành 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu) với chi tiết như sau: Chi tiết: Hoạt động môi giới thương mại’. Tôi xin hỏi, với mục tiêu hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng đã đề cập trên, thì công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC nào thì phù hợp?
Ngày: 24/06/2024
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc về việc xác định ngành, nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, giải đáp.
Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Hỏi: Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có yếu tố ’tốt nhất’ cần giấy tờ gì?
Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 6/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP có hướng dẫn về tài liệu hợp pháp khi quảng cáo sản phẩm ’số một’ như sau: ’Điều 2. Tài liệu hợp pháp 1. Tài liệu hợp pháp quy định tại Khoản 11 Điều 8 của Luật Quảng cáo bao gồm: a) Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường; b) Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là ’nhất’, ’duy nhất’, ’tốt nhất’, ’số một’ hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự. 2. Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ ’nhất’, ’duy nhất’, ’tốt nhất’, ’số một’ hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 (một) năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường’. Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn số 497/VHCS-QLHĐQC về việc hướng dẫn nội dung tại Điều 2 thì tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo được quyền lựa chọn một trong hai loại tài liệu để thực hiện quảng cáo. Tôi xin hỏi, hiện nay quan điểm điều chỉnh của Bộ theo Công văn nêu trên vẫn giữ nguyên hay có thay đổi gì không?
Ngày: 24/06/2024
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 6/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tài liệu hợp pháp quy định tại Khoản 11 Điều 8 của Luật Quảng cáo bao gồm:
- Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;
- Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.
Như vậy, tổ chức, cá nhân khi thực hiện quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có yếu tố "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự có thể lựa chọn một trong hai tài liệu chứng minh nói trên để thực hiện nội dung quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp những dịch vụ nào?
Tôi xin hỏi, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực sửa chữa ô tô, cung cấp, bán buôn, bán lẻ phụ tùng ô tô thì có bị hạn chế và có điều kiện đặc biệt nào không?
Ngày: 24/06/2024
Theo Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì việc mở cửa thị trường được xây dựng theo cách tiếp cận "chọn - cho", chỉ cam kết đối với một số ngành, lĩnh vực xác định.
Do vậy, đối với những ngành, lĩnh vực chưa cam kết, đề nghị nghiên cứu nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư.
Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài (mục 22) kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định ngành nghề: "Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam".
Hỏi: Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tôi xin hỏi, dự án đầu tư đã chấm dứt hoạt động nhưng tổ chức kinh tế thực hiện dự án tiếp tục hoạt động và không thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp thì xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào?
Ngày: 17/06/2024
Điều 41 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư chỉ quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, không quy định việc cấp lại trong trường hợp dự án đã bị chấm dứt hoạt động.
Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư có đề xuất dự án, đề nghị nghiên cứu các quy định về cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp những dịch vụ nào?
Tôi xin hỏi, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực sửa chữa ô tô, cung cấp, bán buôn, bán lẻ phụ tùng ô tô thì có bị hạn chế và có điều kiện đặc biệt nào không?
Ngày: 17/06/2024
Theo Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì việc mở cửa thị trường được xây dựng theo cách tiếp cận "chọn - cho", chỉ cam kết đối với một số ngành, lĩnh vực xác định.
Do vậy, đối với những ngành, lĩnh vực chưa cam kết, đề nghị nghiên cứu nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư.
Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài (mục 22) kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định ngành nghề: "Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam".
Hỏi: Điều kiện dự án trong cụm công nghiệp được ưu đãi thuế
Theo danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP thì các dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được “miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới”. Tôi xin hỏi, sau khi Nghị định số 32/2023/NĐ-CP được áp dụng từ 1/5/2024 thì các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp có được ưu đãi miễn, giảm thuế theo danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP nữa không?
Ngày: 17/06/2024
Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/1/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ:
"3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).
Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị".
Các khoản thu nhập chịu thuế
Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tại Điều 3 quy định về thu nhập chịu thuế:
"1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều này. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều này thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở...".
- Tại Khoản 4 Điều 16 quy định về miễn thuế, giảm thuế:
"4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...".
- Tại Khoản 2 Điều 19 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ) quy định các khoản thu nhập không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
"2. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này và không áp dụng thuế suất 20% quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này đối với các khoản thu nhập sau:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 15 Nghị định này, thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Các khoản thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế (đối với trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi về lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này)".
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:
- Tại Khoản 17 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
"17. Bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 19 như sau:
… đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này".
- Tại Khoản 18 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
"18. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 19 như sau:
"5. Dự án đầu tư mới (bao gồm cả văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) được hưởng ưu đãi thuế quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 15 và Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định này là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang thực hiện, trừ các trường hợp sau:
a) Dự án đầu tư hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định này.
b) Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm các trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh).
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư".
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tại Khoản 1 Điều 18 quy định điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
"1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai".
- Tại Điều 22 quy định thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
"Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế".
Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty bà có dự án đầu tư trong cụm công nghiệp (khu công nghiệp không nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi), nếu dự án của công ty đáp ứng quy định về dự án đầu tư mới tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì thu nhập của công ty từ thực hiện dự án này được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ theo điều kiện thực tế đáp ứng, trừ các khoản thu nhập nêu tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư mới được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.
Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
Đề nghị bà Trang căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và đối chiếu với các quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.
Hỏi: Khi nào cần đăng ký chương trình khuyến mại?
Tôi xin hỏi, nếu tổ chức nhiều chương trình khuyến mại cho cùng một mặt hàng trong một tháng, mỗi chương trình cách nhau 3-5 ngày và tổng giá trị khuyến mại của mỗi chương trình đều dưới 100 triệu đồng thì có cần thực hiện thủ tục đăng ký/thông báo chương trình khuyến mại hay không?
Ngày: 10/06/2024
Đối với các chương trình khuyến mại phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn tổng giá trị giải thưởng của chương trình theo mức nào thì không phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại.
Do vậy, khi thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng trên 100 triệu đồng hay dưới 100 triệu đồng (kể cả là 1 triệu đồng) thì thương nhân vẫn phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại.
Đối với các chương trình khuyến mại phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại, theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, khi thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng dưới 100 triệu đồng, thương nhân không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại. Pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào về khoảng thời gian cách nhau giữa các chương trình khuyến mại.
Hỏi: Đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh thế nào?
Tôi làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức kinh tế có 99% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu. Trước đây, công ty tôi đã hoàn tất đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với hoạt động đại lý ô tô như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111); - Mã ngành: 4513. Hiện tại, công ty có nhu cầu bổ sung hoạt động kinh doanh môi giới ô tô loại đã qua sử dụng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh thực tế của công ty là trung gian cho các nhà cung cấp, các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp ô tô đã qua sử dụng (nhà cung cấp) và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua ô tô đã qua sử dụng (khách hàng). Theo đó, công ty giới thiệu khách hàng cho nhà cung cấp tương ứng với yêu cầu của khách hàng và/hoặc ngược lại. Khi các bên giao dịch thành công, công ty sẽ được hưởng hoa hồng cho việc giới thiệu này. Với nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của công ty như trên và đối chiếu với Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, công ty nhận thấy việc đăng ký hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng vào ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC 4513 là phù hợp. Do đó, công ty đã thực hiện đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111), hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng; - Mã ngành: 4513. Tuy nhiên, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ như sau: ’Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh chi tiết ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung ’Hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng’ vào mã ngành 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu) với chi tiết như sau: Chi tiết: Hoạt động môi giới thương mại’. Tôi xin hỏi, với mục tiêu hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng đã đề cập trên, thì công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC nào thì phù hợp?
Ngày: 10/06/2024
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc về việc xác định ngành, nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, giải đáp.
Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Hỏi: Điều kiện dự thầu đối với nhà thầu nước ngoài
Dự án của đơn vị tôi liên quan tới cung cấp hệ thống, công nghệ cảnh báo sớm thiên tai, được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên vào năm 2023. Chủ đầu tư là một tổ chức phi chính phủ, đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007. Nhà thầu là một doanh nghiệp nước ngoài chưa có giấy phép hoạt động hay văn phòng tại Việt Nam. Tôi xin hỏi, trường hợp này có những yêu cầu nào với nhà thầu? Nhà thầu này có thể tham gia vào những dự án có điều kiện như thế nào tại Việt Nam?
Ngày: 10/06/2024
Pháp luật về đấu thầu quy định về các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu theo quy định tại Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013. Nhà thầu là tổ chức khi tham dự thầu phải đáp ứng tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2013. Đấu thầu quốc tế quy định tại Điều 15 Luật Đấu thầu năm 2013.
Theo đó, đề nghị đông bà căn cứ vào các quy định nêu trên để xác định gói thầu có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu năm 2013 hay không, nhà thầu nước ngoài có được tham dự thầu hay không, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.
Hỏi: Công trình quảng cáo nào cần xin giấy phép xây dựng?
Tôi muốn gắn biển quảng cáo có diện tích hơn 20 m2 lên trung tâm thương mại. Theo tôi được biết, tôi cần làm đơn cấp phép xây dựng công trình quảng cáo (vì diện tích biển hơn 20 m2) gửi về cơ quan có thẩm quyền xây dựng cho phép. Xin hỏi, tôi có cần làm đơn cấp phép xây dựng công trình quảng cáo không?
Ngày: 04/06/2024
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo thì việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau:
- Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
- Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
- Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Vì vậy, tổ chức, cá nhân muốn gắn biển quảng cáo có diện tích hơn 20 m2 lên trung tâm thương mại thì cần phải có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép được quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo.
Hỏi: Có được kế thừa hồ sơ môi trường khi thay đổi chủ đầu tư?
Công ty A có 2 địa điểm hoạt động tại lô A1 và B1 cùng khu công nghiệp đã thực hiện hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản gắn với quyền sử dụng đất cho công ty B. Công ty A đã được UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường để thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường cho dự án A tại lô A1 và B1. Sau khi nhận chuyển nhượng tài sản nêu trên, công ty B được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi tiếp nhận tài sản, công ty B thực hiện các nội dung của dự án nhà máy B với toàn bộ quy mô, công suất, các công trình bảo vệ môi trường đã được công ty A đầu tư xây dựng tại lô B1. Tôi xin hỏi, dự án nhà máy B có được xem là một dự án mới hay không và có được kế thừa các kết quả của hồ sơ môi trường trước đây hay không?
Ngày: 03/06/2024
Đối với nội dung kiến nghị liên quan đến đánh giá tác động môi trường, công ty B được kế thừa các quyền và nghĩa vụ có trong đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo phạm vi được nhận chuyển nhượng từ công ty A (nếu có đánh giá tác động môi trường còn hiệu lực) theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường:
"Trường hợp có thay đổi chủ dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh".
Ngoài ra, cần lưu ý, theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hết hiệu lực.
Hỏi: Có phải điều chỉnh chủ trương đầu tư khi gia hạn dự án?
Điểm d Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định, dự án đầu tư kéo dài tiến độ thực hiện mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Điểm b Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định: ’b) Khi điều chỉnh nội dung dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư’. Tôi xin hỏi, dự án đầu tư muốn gia hạn thời gian thực hiện dưới 12 tháng có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án hay không? Cụ thể thủ tục đó như thế nào?
Ngày: 03/06/2024
Theo Điểm d Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư: "Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
… d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu".
Theo Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư:
- Đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh nội dung dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
Hỏi: Cơ sở sản xuất mì ăn liền có cần chứng nhận an toàn thực phẩm?
Công ty tôi sản xuất mì ăn liền, áp dụng tiêu chuẩn của Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Tôi xin hỏi, theo Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì các Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không bắt buộc áp dụng cho công ty có Giấy chứng nhận HACCP như công ty sản xuất mì ăn liền, mà chỉ áp dụng cho các công ty có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có đúng không? Ngoài ra, các tiêu chuẩn HACCP và ISO, BRC công ty sản xuất mì ăn liền đang áp dụng thường nghiêm ngặt hơn so với các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư. Vậy, nếu có bất kỳ nội dung nào trong các tiêu chuẩn HACCP (hoặc ISO, BRC) mà công ty sản xuất mì ăn liền đang áp dụng không quy định, hoặc quy định không rõ ràng như Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (ví dụ như tách riêng biệt kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì), thì công ty có bắt buộc phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không?
Ngày: 27/05/2024
Điểm k Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
"Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP);
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực".
Vì vậy, trong trường hợp đơn vị sản xuất thực phẩm đã có Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) thì thuộc diện không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, đơn vị phải tuân thủ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Trong trường hợp đơn vị thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đơn vị thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Hỏi: Đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh thế nào?
Tôi làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức kinh tế có 99% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu. Trước đây, công ty tôi đã hoàn tất đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với hoạt động đại lý ô tô như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111); - Mã ngành: 4513. Hiện tại, công ty có nhu cầu bổ sung hoạt động kinh doanh môi giới ô tô loại đã qua sử dụng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh thực tế của công ty là trung gian cho các nhà cung cấp, các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp ô tô đã qua sử dụng (nhà cung cấp) và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua ô tô đã qua sử dụng (khách hàng). Theo đó, công ty giới thiệu khách hàng cho nhà cung cấp tương ứng với yêu cầu của khách hàng và/hoặc ngược lại. Khi các bên giao dịch thành công, công ty sẽ được hưởng hoa hồng cho việc giới thiệu này. Với nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của công ty như trên và đối chiếu với Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, công ty nhận thấy việc đăng ký hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng vào ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC 4513 là phù hợp. Do đó, công ty đã thực hiện đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111), hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng; - Mã ngành: 4513. Tuy nhiên, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ như sau: ’Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh chi tiết ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung ’Hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng’ vào mã ngành 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu) với chi tiết như sau: Chi tiết: Hoạt động môi giới thương mại’. Tôi xin hỏi, với mục tiêu hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng đã đề cập trên, thì công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC nào thì phù hợp?
Ngày: 26/05/2024
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc về việc xác định ngành, nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, giải đáp.
Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Hỏi: Cổ phần ưu đãi gồm những loại nào?
Điểm d Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định cổ phần ưu đãi gồm cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Quy định này có thể được giải thích như sau: Một công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi loại khác nếu có quy định về loại cổ phần đó trong cả điều lệ và pháp luật về chứng khoán. Pháp luật về chứng khoán hiện hành không quy định về loại cổ phần ưu đãi khác nào. Điều lệ công ty không thể quy định về một loại cổ phần khác nếu pháp luật chứng khoán không có quy định. Do đó, công ty cổ phần chỉ có thể có các loại cổ phần ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp (gồm cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi biểu quyết) mà không thể có loại cổ phần ưu đãi khác nào. Tuy nhiên, các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu (không chào bán cổ phần ra công chúng) không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chứng khoán. Tôi xin hỏi, các công ty cổ phần đó có thể có loại cổ phần khác theo quy định của điều lệ hay không (bất kể pháp luật về chứng khoán có quy định hay không)?
Ngày: 26/05/2024
Tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định:
"2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán".
Tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp nêu trên, "cổ phần ưu đãi khác" quy định tại Điểm d là cổ phần có nội dung ưu đãi khác với nội dung ưu đãi quy định Điểm a, Điểm b, Điểm c và được quy định tại pháp luật về chứng khoán.
Về cổ phần ưu đãi theo pháp luật về chứng khoán, đề nghị tham khảo quy định tại Khoản 1 và 5 Điều 4 Luật Chứng khoán và các quy định có liên quan tại các văn bản hướng dẫn Luật này, đồng thời tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán để được biết thông tin cụ thể hơn.