Đề nghị hướng dẫn và xác định sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn 35% cotton 65% Polyester có thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT không?
Đề nghị hướng dẫn và xác định sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn 35% cotton 65% Polyester có thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT không?
Ngày hỏi: 09/07/2020. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Công văn số 1750/BCT-KHCN ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn công bố hợp quy theo quy định tại QCVN: 01/2017/BCT trả lời như sau:
Sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn được sản xuất từ vải có thành phần 35% cotton 65% Polyester thuộc dòng sản phẩm dệt may có mã HS 6214 (Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự) được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 01/2017/BCT.
Nhân vụ xe tốc hành chở người kiêm chở hàng nổ ở Bắc Ninh.
Nhân vụ xe tốc hành chở người kiêm chở hàng nổ ở Bắc Ninh. Chỉ có VN mới có loại xe khách chở người kiêm chở hàng, mà thậm chí chở đường dài hàng ngàn cây số. Quy định an toàn không cho phép điều này. Nếu Bộ GT làm đúng thì tự động, xe tốc hành sẽ điều chỉnh giảm vì giá vé cho 1 hành khách sẽ tăng, khi đó đường sắt sẽ tự động phát triển.
Ở VN xe tốc hành chở người như chở heo là làm phát nát ngành đường sắt chứ không phải máy bay hàng không dành khách đường sắt như ông bộ trưởng GT nhầm lẫn & cả chạy như điên gây tai nạn GT.
Vai trò trung điểm Đn sẽ tốt hơn nếu hệ thống GT chuẩn hơn và dịch chuyển lao động sẽ giảm hơn.
Ngày hỏi: 31/03/2017. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
...
Tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, nông nghiệp, nông thôn.
Chiều 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và dự thảo Quyết định của Thủ tướng về Quy chế bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của quỹ này.
Ngày hỏi: 16/11/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Mô hình HTX sản xuất rau sạch (Ảnh: minh hoạ)
Cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính cho biết việc xây dựng 2 quyết định trên nhằm thực hiện Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành liên quan đã cho ý kiến về các nội dung bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ, phát triển hợp tác xã; kinh phí thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và hỗ trợ miễn phí bảo lãnh tín dụng; đối tượng được bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro; mức lãi suất hỗ trợ sau đầu tư, nguồn thực hiện hỗ trợ lãi suất và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã trong việc triển khai các Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế hợp tác, nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 246 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xác định rõ trọng tâm, trọng điểm hỗ trợ của quỹ, theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng đầu tư cho các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, vùng miền.
Đặc biệt, quỹ chỉ xây dựng và hỗ trợ cho các hợp tác xã theo các chương trình, đề án cụ thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm nguồn (từ các nguồn ngân sách Nhà nước, ODA, Quỹ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác) để bổ sung vốn điều lệ cho quỹ, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đối với đề xuất của Liên minh hợp tác xã Việt Nam về bổ sung cơ chế cho vay vốn lưu động của Quỹ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng chưa phù hợp vì việc cho vay vốn lưu động dễ xảy ra rủi ro, mất vốn Nhà nước nếu quỹ không đủ năng lực quản lý, giám sát hoạt động, dòng tiền của khách hàng vay vốn…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Quỹ cần thực hiện tốt 2 nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo tinh thần của Nghị định số 193 của Chính phủ; xây dựng quy trình bảo lãnh tín dụng 3 bên giữa hợp tác xã, ngân hàng và Quỹ; thực hiện việc nộp phí bảo lãnh tín dụng nhằm tăng cường trách nhiệm hoạt động của các hợp tác xã tham gia vay vốn.
Cùng với việc sửa đổi hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương, lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sớm xây dựng quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của các địa phương.
Nhằm bảo đảm thuận tiện và tính thống nhất đối với hoạt động của quỹ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Tài chính lồng ghép 2 dự thảo quyết định trên thành 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, có 5 tiêu chí gồm:
1- Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Ngày hỏi: 09/11/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh minh hoạ
Tiêu chí 1 có 5 thang điểm đánh giá gồm: 10 điểm (tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo dưới 50% hoặc tỷ lệ hộ nghèo dưới 40%), 20 điểm (tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 50-55% hoặc tỷ lệ hộ nghèo từ 40-45%), 30 điểm (tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo 55-60% hoặc tỷ lệ hộ nghèo từ 45-50%), 40 điểm (tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 60-65% hoặc tỷ lệ hộ nghèo từ 50-55%), 50 điểm (tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 65% trở lên hoặc tỷ lệ hộ nghèo từ 55% trở lên).
2- Tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện.
Tiêu chí 2 có 3 thang điểm đánh giá gồm: 5 điểm với huyện có thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng/người/năm; 10 điểm với huyện có thu nhập bình quân đầu người từ 15- 20 triệu đồng/người/năm; 15 điểm với huyện có thu nhập bình quân đầu người dưới 15 triệu đồng/người/năm).
3- Tiêu chí về tỷ lệ số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong tổng số xã của huyện.
Tiêu chí 3 có 3 thang điểm đánh giá gồm: 5 điểm (dưới 60% số xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn); 10 điểm (từ 60-80% số xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn); 15 điểm (trên 80% số xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn).
4- Tiêu chí khu vực: huyện khu vực miền núi, vùng cao hay khu vực khác.
Tiêu chí 4 có 3 thang điểm đánh giá gồm: 2 điểm (huyện khác); 6 điểm (huyện miền núi); 10 điểm (huyện vùng cao).
5- Tiêu chí tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân cư của huyện.
Tiêu chí 5 có 3 thang điểm đánh giá gồm: 2 điểm (dưới 60%); 6 điểm (từ 60-80%); 15 điểm (trên 80%).
Huyện nghèo có tổng số điểm đạt dưới 40 điểm trên tổng số 100 điểm
Huyện đạt đủ tiêu chí xét công nhận huyện thoát nghèo là huyện đang được hỗ trợ các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là huyện qua đánh giá theo các tiêu chí nêu trên có tổng số điểm đạt dưới 40 điểm trên tổng số 100 điểm.
Huyện đạt đủ tiêu chí xét bổ sung vào danh sách các huyện nghèo được hỗ trợ các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết 30a là huyện qua đánh giá theo các tiêu chí nêu trên có tổng số điểm lấy theo thứ tự ưu tiên từ 100 điểm trở xuống, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.
Nguyên tắc đánh giá huyện nghèo bảo đảm tính công khai, minh bạch và thống nhất về hệ thống tiêu chí đánh giá xét bổ sung huyện nghèo và xét công nhận huyện thoát nghèo.
Việc xét bổ sung huyện nghèo theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đánh giá, xét công nhận số lượng huyện thoát nghèo để phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; tiếp tục duy trì kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a) đối với các huyện được xét công nhận thoát nghèo đến hết năm 2020.
Trường hợp ngân sách trung ương bố trí tăng thêm cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 ngoài tổng vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa 13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, sẽ xem xét bổ sung huyện nghèo theo thứ tự ưu tiên.
Quang Chiến
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông tin về công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục sự cố lưới điện do mưa lũ khu vực miền Trung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin về công tác ứng phó với mưa lũ khu vực miền Trung, cụ thể như sau:
Ngày hỏi: 07/11/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
TMMN
CÔNG ĐIỆN: Về việc ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ yêu cầu Uỷ ban nhân dâu các tỉnh, Thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, các Bộ, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ đạo Trung ương tìm kiếm cứu nạn, .....
Ngày hỏi: 03/11/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
TMMN
THÔNG BÁO: Xả nước điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2
Công ty Thủy điện Sông Tranh 2 thông báo sẽ xả nước qua tràn lúc 20h ngày 02/11/2016 với lưu lượng xả trung bình từ 100-1.200 m3/s.
Ngày hỏi: 02/11/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Theo đó, căn cứ số liệu quan trắc và tình hình vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 lúc14h30 ngày 02/11/2016: Mực nước hồ đang ở cao trình 165,81m, lưu lượng về hồ 1949,61m3/s,lưu lượng nước qua tổ máy để phát điện 110 m3/s.
Do lưu lượng nước về hồ lớn hơn lưu lượng nước qua 02 tổ máy, vì vậy Ban chỉ huy PCTT&TKCN Công ty Thủy điện Sông Tranh kính thông báo đến các Quý cơ quan, đơn vị: Hồ thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tiến hành xả nước qua tràn để điều tiết hồ chứa nhằm duy trì mực nước hồ ở cao trình 172m theo đúng quy định của Quy trinh vận hành liên hồ chứa.
Thời gian dự kiến hồ thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu xả nước qua tràn lúc 20h00 ngày 02/11/2016 với lưu lượng xả trung bình từ 100 - 1200 m3/s tuỳ theo lượng nước về hồ thực tế. Trong quá trình điều tiết hồ chứa căn cứ vào lưu lượng nước về hồ thực tế Công ty sẽ có những bản tin thông báo tiếp theo.
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
Mức phí môn bài mới được cho là cao gấp 2 - 3 lần so với mức thuế môn bài áp dụng trong nhiều năm qua...
Ngày hỏi: 24/10/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng phải noopk phí môn bài là 3 triệu đồng/năm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2016 quy định về phí môn bài, trong đó nêu rõ đối tượng phải nộp, được miễn lệ phí môn bài và mức thu, có hiệu lực từ 1/1/2017.
Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm; đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu đồng/năm; đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nghị định cũng quy định rõ, khi các tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài...
Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1 triệu đồng/năm; doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm mức thu là 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm sẽ có mức thu là 300.000 đồng/năm.
Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Nghị định quy định tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; các cơ quan báo chí.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.
Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào cuối năm 2014, Thủ tướng đã đồng ý bãi bỏ thuế môn bài cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi thuế môn bài được bãi bỏ, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định về phí môn bài nói trên, thay cho thuế môn bài.
Đáng nói hơn, mặc dù bãi bỏ thuế môn bài, song mức phí trên được cho là cao gấp 2 - 3 lần so với mức thuế môn bài áp dụng trong nhiều năm qua.
Phương Thảo
Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu các thị trường tiềm năng để hợp tác và xuất khẩu.
Vừa qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng cường kỹ năng xúc tiến mở rộng thị trường giai đoạn 2014 - 2018”, nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thị trường tiềm năng để hợp tác và xuất khẩu.
Ngày hỏi: 17/10/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh: minh hoạ
Triển khai dự án, trong năm nay VCCI đã tổ chức nhiều chương trình học tập khảo sát thực tế, tìm hiểu về thị trường nước ngoài bằng cách lựa chọn các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia và New Zealand… tham gia chương trình.
Các chuyến học tập, khảo sát trực tiếp tại thị trường nước ngoài đã giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được nhiều thông tin về xu hướng của các thị trường. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thêm cơ hội hợp tác và xuất khẩu sản phẩm đối với các thị trường này.
Trong thời gian tới, VCCI cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình học tập, khảo sát tại nhiều thị trường tiềm năng khác. Cụ thể, VCCI sẽ tổ chức khảo sát “TPP - Cơ hội tiếp cận hiệu quả thị trường Australia & New Zealand cho các doanh nghiệp Việt Nam”, từ ngày 16 - 25/11 tới./.
Bên cạnh đó,các doanh nghiệp tham gia cho biết đã có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích về cải thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp, nâng cao kiến thức về quản lý và lãnh đạo theo tiêu chuẩn quốc tế...
Thu Thuỷ
Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.
Ngày hỏi: 11/10/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh minh họa mô hình trồng rau sạch của một HTXNN
Theo đó, danh mục các loại kết cấu hạ tầng của hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ gồm: Trụ sở làm việc; sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp; xưởng sơ chế, chế biến (xưởng sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung); công trình điện, nước sinh hoạt, chợ; công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, hải sản…
Điều kiện xét hỗ trợ là hợp tác xã nông nghiệp thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13; Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của hợp tác xã nông nghiệp phải đảm bảo: Công trình kết cấu hạ tầng đề nghị hỗ trợ phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp, phù hợp với các quy hoạch liên quan, có phương án khai thác, duy tu, bảo dưỡng và kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với công trình kết cấu hạ tầng xin hỗ trợ…
Về điều kiện ưu tiên, Thông tư nêu rõ, hợp tác xã nông nghiệp được xét hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo thứ tự ưu tiên như sau: Có hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp có giá trị tối thiểu 300 triệu đồng/năm; Tổ chức cho các thành viên sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm; Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêu chí xét hỗ trợ
Theo Thông tư, tiêu chí xét hỗ trợ về trụ sở làm việc của hợp tác xã nông nghiệp là chưa có trụ sở và chưa được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thuê hoặc xây dựng trụ sở làm việc; trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm.
Đối với hỗ trợ về xưởng sơ chế, chế biến, phải đảm bảo tiêu chí trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm. Riêng đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn phải đảm bảo công suất một ngày đêm của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung do hợp tác xã đề nghị hỗ trợ phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 con gia súc và 2.000 con gia cầm.
Đối với hỗ trợ về kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản, phải đảm bảo có quy mô vùng nuôi tối thiểu là 5 ha; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thu Thuỷ
Quyết Toán thuế thu nhập cá nhân
Cho tôi hỏi về cách quyết toán thu nhập cá nhân,
Năm 2016, tôi có làm 2 công ty, tôi đóng thuế thu nhập cá nhân. Giờ tôi muốn làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho năm 2016 thì tôi cần những giấy tờ gì, và tôi đến đâu ở Đà Nẵng để làm thủ tục.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Ngày hỏi: 30/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Nội dung ông Trần Công Trình hỏi, Cục Thuế TP. Đà Nẵng trả lời như sau:
Căn cứ các quy định tại:
- Khoản 3Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính về khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm 2016 ông có làm ở hai công ty, đã đóng thuế thu nhập cá nhân (công ty đã khấu trừ thuế TNCN), nếu thuộc trường hợp quyết toán thuế năm 2016 theo quy định thì ông thực hiện theo các nội dung sau:
Thủ tục hồ sơ gồm: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 02/QTT-TNCN và hồ sơ, chứng từ kèm theo, được quy định tại điểm b2 Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Nơi nộp hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại điểm c.2 Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Trường hợp ông đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tạicông tynào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lýcông ty đó; trường hợp ông có chuyển công tác và có giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở công ty sau thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếpcông ty sau; trường hợp ông chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở cả hai công ty thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi ông cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Cục Thuế trả lời để ông được biết
Hội nghị “Chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo”
Ngày 29 và 30 tháng 9 năm 2016, tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam diễn ra Hội nghị về ““Chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ hoạt động hợp tác của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (Dự án GIG) và Vụ Thương mại biên giới miền núi của Bộ Công Thương.
Ngày hỏi: 29/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Hội nghị “Chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo” (Ảnh: Bảo Linh)
Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm và tham dự của đại diện các bộ ngành và Sở Công Thương các tỉnh có biên giới, miền núi và hải đảo trên cả nước.
Ngày 29 tháng 9, hội nghị tập trung thảo luận các chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo; Hệ thống chính sách phát triển chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo; Chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 và định hướng trong thời gian tới; Xây dựng mô hình thông tin tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế, thương mại đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Định hướng một số nội dung cơ bản của dự thảo nghị định mới về phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc...
Tiếp sau đó, ngày 30 tháng 9, Hội nghị rà soát một số kết quả ban đầu của chương trình phát triển thương mại miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 (Quyết định 964/QĐ-TTg); tình hình triển khai Quyết định 964 tại một số địa phương và giới thiệu về những thông tin và hình thức hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, người sản xuất quảng bá về sản phẩm có lợi thế phát triển của các vùng miền trên trang thông tin điện tử thương mại biên giới, miền núi và hải đảo (www.thuongmaibiengioimiennui.gov.vn). Trong khuôn khổ chương trình, những chính sách thương mại biên giới của dự thảo Luật Quản lý ngoại thương cũng được giới thiệu và thảo luận. Hội nghị cũng dành thời gian phổ biến nội dung và kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào cũng như thảo luận các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào trong thời gian tới.
Bảo Linh
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 40/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai,
Ngày 22/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 40/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Theo đó Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt.
Ngày hỏi: 28/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II (Kim Thành)
Cụ thể, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai sau khi điều chỉnh có tổng diện tích là 15.929,8 ha, có địa giới hành chính xác định cụ thể như sau: Thành phố Lào Cai: Phường Lào Cai; phường Phố Mới; phường Duyên Hải; các thôn Hồng Sơn, Sơn Mãn 1, Sơn Mãn 2 thuộc xã Vạn Hòa; các thôn Làng Đen, Kim Thành, Lục Cẩu thuộc xã Đồng Tuyển; Huyện Bảo Thắng: Các thôn Nậm Sò, Km8, Bản Quẩn thuộc xã Bản Phiệt; Huyện Bát Xát: Các thôn Kim Thành 1, Kim Thành 2, Làng Hang, An Quang thuộc xã Quang Kim; Tân Hồng, Châu Giàng, Hải Khê, Bản Qua, Bản Vền, Bản Vai, Coóc Cài thuộc xã Qua; Km0, Mường Đơ, Đội 1, Đội 2, Đội 3 thuộc xã Bản Vược; Tân Tiến, Phố Mới 1, Phố Mới 2 thuộc xã Trịnh Tường; Mnh Trang, Tân Giang, Bản Trang thuộc xã Cốc Mỳ; Ngam Xá, Ma Cò, Cửa Suối thuộc xã Nậm Chạc; Nậm Mít, Tùng Sáng, Lũng Pô 1, Lũng Pô 2, Pạc Tà, Sa Pả thuộc xã A Mú Sung; Séo Phìn Chư, Khu Chu Lìn thuộc xã A Lù; Chin Chu Lìn thuộc xã Ngải Thầu; Hồng Ngài, Sim San 1, Sín Chải 1 thuộc xã Y Tý; Huyện Mường Khương: Thị trấn Mường Khương; các thôn Lao Tô, Vú Xà, Na Măng, Lũng Thắng thuộc xã Tả Gia Khâu; Dìn Chin 2, Ngải Thầu 2, Lùng Sán Chồ thuộc xã Dìn Chin; Lồ Cố Chin, Tả Lùng Thắng, Xà Chải, Sín Chải, Pha Long 1, Pha Long 2, Lao Táo thuộc xã Pha Long; Sín Chải A, Sín Chải B, Thàng Chư Pến, Lùng Vùi, Bản Phố thuộc xã Tả Ngài Chồ; Séo Tủng, Cán Hồ, Tung Chung Phố thuộc xã Tung Chung Phố; Pạc Po, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương thuộc xã Bản Lầu; Lao Chải, Thôn Mới, Gia Khâu B, Sấn Pản thuộc xã Nậm Chảy; Cốc Lầy thuộc xã Lùng Vai; Huyện Si Ma Cai: Các thôn Hóa Chư Phùng, Lũng Choáng, Sảng Chải 5 thuộc xã Nàn Sán; Na Cáng, Sín Chải thuộc xã Si Ma Cai; Lù Dì Sán thuộc xã Sán Chải.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan; khu cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, dân cư và các khu chức năng khác phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của địa phương. Quy mô, vị trí từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
Khu kinh tế hoạt động theo các quy định hiện hành của pháp luật về Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.Việc bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với các nhà đầu tư do thay đổi ranh giới địa lý theo quy định tại Quyết định này được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật đầu tư năm 2014 và Điều 3 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015.
Năm 2003, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai được đầu tư mở rộng lên 7.917 ha. Nhưng so với thực tế phát triển hiện nay còn chưa tương xứng và chưa thể hiện đúng vai trò, vị thế của mình. Nhất là việc thực hiện trung chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics sau khi hệ thống giao thông Côn Minh – Hải Phòng được kết nối đồng bộ.
Tổng số tiền dành cho việc đầu tư các hạng mục theo Đề án mở rộng, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là trên 36.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách địa phương chỉ khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, còn nguồn vốn ngân sách Trung ương là trên 7.600 tỉ đồng, vốn ODA 1.500 tỉ đồng, nguồn vốn khác khoảng 26.800 tỉ đồng.
Dự kiến sau khi KKT cửa khẩu Lào Cai đi vào hoạt động sẽ giúp tỉnh này tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Lào Cai đến năm 2020 đạt 12-13%, còn GDP đầu người phấn đấu đạt 3.700 USD.
Quang Chiến
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện 7 Hiệp định
Chính phủ vừa ban hành 7 Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặt biệt của Việt Nam để thực hiện 7 Hiệp định.
Ngày hỏi: 19/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cụ thể, Chính phủ ban hành 7 Nghị định, gồm:
1- Nghị định số 124/2016/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
2- Nghị định số 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016 - 2019;
3- Nghị định số 126/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018;
4- Nghị định số 127/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand giai đoạn 2016 - 2018;
5- Nghị định số 128/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2018;
6- Nghị định số 129/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016 - 2018;
7 - Nghị định 130/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2018.
Các Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016.
Theo: Phương Nhi/baochinhphu.vn
Doanh nghiệp không còn được nợ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Công văn số 12802/BTC-TCHQ phát hành hôm 14-9 gửi cục hải quan các tỉnh thành yêu cầu công chức hải quan thực hiện việc tiếp nhận C/O của doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo các quy định hiện hành.
Ngày hỏi: 19/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cụ thể, đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp bản chính tại thời điểm đăng ký.
Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan cũng phải nộp bản chính C/O tại thời điểm nộp hồ sơ hải quan.
Ngoài thời hạn này, cơ quan hải quan chỉ xem xét để doanh nghiệp bổ sung C/O trong một số trường hợp có điều chỉnh về mã hàng hóa (HS), thuế sau khi kiểm tra sau thông quan.
Thứ nhất, đó là tại thời điểm nhập khẩu, khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai theo thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) (trong khi thuế suất MFN thấp hơn hoặc bằng với thuế suất ưu đãi đặc biệt). Hàng hóa sau khi thông quan được cơ quan hải quan kiểm tra xác định lại mã số HS hoặc doanh nghiệp khai bổ sung mã HS, theo mã HS mới mà thuế suất MFN cao hơn thuế suất ưu đãi đặc biệt thì doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
Thứ hai, tại thời điểm nhập khẩu, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu, doanh nghiệp không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nhưng sau thông quan, cơ quan hải quan (hoặc doanh nghiệp tự phát hiện) xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế thì doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
Công văn của Bộ Tài chính cũng quy định, riêng đối với C/O mẫu VK (còn gọi là KV) theo hiệp định thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc, người khai hải quan được nộp C/O trong vòng 1 năm sau đăng ký tờ khai nếu tại thời điểm khai hải quan chưa có bản chính. Tuy nhiên, trong thời gian này phải khai theo thuế suất MFN.
Như vậy, từ nay, doanh nghiệp không còn được “nợ” C/O như đang được chấp nhận lâu nay. Thời gian qua, trong trường hợp người khai hải quan chưa nộp được C/O tại thời điểm khai hải quan, cơ quan hải quan vẫn chấp nhận C/O nộp bổ sung kể cả trước hay sau thông quan, với điều kiện C/O hợp lệ và còn hiệu lực.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết các hiệp định với các quốc gia để doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đó là Việt Nam - Nhật Bản (C/O mẫu VJ), ASEAN – Nhật Bản (C/O mẫu VJ), ASEAN – Trung Quốc (C/O mẫu E), ASEAN - Ấn Độ (C/O mẫu AI), Việt Nam – Hàn Quốc (C/O mẫu KV), ASEAN – Hàn Quốc (C/O mẫu AK), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (C/O mẫu D), Việt Nam – Chile (C/O mẫu VC), ASEAN – Úc - New Zealand (C/O mẫu AANZ).
Các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các hiệp định trên được ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 31-8-2016.