Hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5 x 1 MW hoặc 10 x 1 MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban… Theo tôi hiểu, các công trình xây dựng trên đất như vậy là để hưởng chính sách giá điện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, đến ngày 31/12/2020 các dự án đóng điện sẽ được hưởng giá FIT 8.38 cent. Tôi xin hỏi, nếu kiểm tra, xác định các công trình đang tồn tại trên đất chưa chuyển đổi trước ngày 31/12/2020 mà vẫn được ghi nhận sản lượng và trả tiền bán điện thì có đúng không?
Ngày: 02/12/2024
Theo tài liệu, báo cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhận thấy đối với phát triển dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà trên đất nông nghiệp thường có hai chủ thể gồm chủ trang trại và chủ dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Theo đó, việc các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về đất đai sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về điện lực sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về điện lực.
Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà trong lĩnh vực điện lực được quy định tại Luật Điện lực, các Nghị định cùa Chính phủ hướng dẫn Luật Điện lực, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 cùa Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Việc xử lý vi phạm cần căn cứ theo quy định của pháp luật về: trình tự, thẩm quyền, hành vi, thời hiệu, thời hạn vi phạm…
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ kiểm tra chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
Hỏi: Chuyển giao hạng mục cấp điện theo quy định nào?
Công ty của chúng tôi thực hiện các dự án khu dân cư và dự án nhà ở xã hội cao tầng. Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Cơ quan chức năng đã thực hiện việc kiểm tra điều kiện nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu. Tuy nhiên, khi thực hiện việc bàn giao các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tại địa phương, thì đối với hạng mục cấp điện, các đơn vị điện lực đều từ chối với lý do chưa có hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc tiếp nhận bàn giao các hạng mục công trình được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và sau khi hoàn thành thì bàn giao lại cho địa phương quản lý, vận hành. Tôi muốn hỏi, công ty chúng tôi muốn bàn giao hạng mục cấp điện cho địa phương quản lý thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Ngày: 16/09/2024
Trường hợp của công ty thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điểm d Khoản 2 Điều 1 và thuộc đối tượng áp dụng tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/1/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP: "Cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận hạ tầng trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác theo quy định của pháp luật".
Trách nhiệm thi hành của UBND cấp tỉnh quy định tại Điều 19 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP, thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.
Hỏi: Công trình đấu nối vào lưới điện cần đáp ứng điều kiện gì?
iện nay một số công trình điện trên địa bàn tỉnh trước khi đấu nối phải có thỏa thuận đấu nối với Công ty điện lực, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư phải áp dụng một số vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào phải áp dụng theo bộ tiêu chuẩn cơ sở do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành. Tôi xin hỏi, Công ty Điện lực tỉnh yêu cầu như vậy có đúng quy định không? Nếu áp dụng theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thì công trình có được đấu nối vào lưới điện quốc gia không?
Ngày: 09/07/2024
Đối với công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (TCNN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), trong đó đối với công trình điện có Quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006 do Bộ Công Thương ban hành đều thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
Theo đó, tiêu chuẩn (bao gồm: TCVN; TCNN; TCCS) được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện ngoại trừ các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
Các công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, theo đó việc áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng, là cơ sở để người quyết định đầu tư triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm áp dụng.
Như vậy tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với công trình là căn cứ để chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc/hạng mục/công trình hoàn thành và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành liên quan.
Đối với công trình điện, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư thì công trình được đóng điện vào lưới điện quốc gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đơn vị quản lý các hệ thống lưới điện phân phối có thể căn cứ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn hiện hành theo quy định để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cơ sở riêng cho việc thực hiện thiết kế đối với công trình xây dựng do EVN đầu tư hoặc để đánh giá đối với các thiết kế công trình xây dựng do chủ đầu tư khác xây dựng khi có đấu nối đến hệ thống lưới điện do EVN sở hữu và quản lý, bảo đảm hệ thống điện đồng bộ, vận hành an toàn, tin cậy và kinh tế.
Cách xác định chi phí lắp đặt công trình điện
Tôi xin hỏi, thành phần chi phí trực tiếp theo hướng dẫn của Thông tư số 36/2022/TT-BCT ban hành bộ định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp có bao gồm các loại vật tư, thiết bị thuộc đối tượng lắp đặt không?
Ngày: 15/04/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2022/TT-BCT ngày 22/12/2022 phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ.
Định mức dự toán xây dựng kèm theo Thông tư số 36/2022/TT-BCT là cơ sở để lập đơn giá lắp đặt các công trình điện.
Dự toán xây dựng công trình điện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 4 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 11/2021/TT-BXD quy định:
"Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và phương pháp hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư này. Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng. Chi phí trực tiếp xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết tại Mục I Phụ lục III Thông tư này và một số quy định cụ thể sau:
a) Khối lượng đo bóc, tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
b) Đơn giá xây dựng chi tiết, giá xây dựng tổng hợp xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục IV Thông tư này".
Trên đây là nội dung hướng dẫn, trả lời gửi tới quý đơn vị, doanh nghiệp để nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và Thông tư số 11/2021/TT-BXD trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình điện.
Điều kiện tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị cho nhà máy nhiệt điện
Tôi xin hỏi, Giấy phép hoạt động điện lực của công ty A có ghi ’tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy nhiệt điện không giới hạn quy mô công suất’, vậy công ty A có được tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị điện vào công trình nhà máy nhiệt điện hay không?
Ngày: 08/04/2024
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng), công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Việc giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt là một trong những yêu cầu và nội dung đã được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 120 Luật Xây dựng và Điều 19 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phaủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Do đó, Giấy phép hoạt động điện lực cấp cho công ty A có ghi: "Tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy nhiệt điện không giới hạn quy mô công suất" thì công ty A được hoạt động tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị điện vào công trình nhà máy nhiệt điện không giới hạn quy mô công suất.
Ký hợp đồng nghiệm thu khi đấu nối vào lưới điện
Công ty tôi thực hiện gói thầu thi công đường dây và trạm biến áp đến 35 kV tại tỉnh Yên Bái. Quá trình triển khai đã được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát nhà thầu thi công theo quy định. Tuy nhiên, khi làm thủ tục đấu nối điện vào lưới điện quốc gia, Công ty Điện lực Yên Bái yêu cầu phải ký hợp đồng nghiệm thu. Tôi xin hỏi, việc Công ty Điện lực yêu cầu ký hợp đồng nghiệm thu có đúng quy định và thẩm quyền tại Luật Xây dựng, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP hay không?
Ngày: 08/04/2024
Căn cứ các quy định tại Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; khi nhà thầu thi công, đã tổ chức thi công và hoàn thành đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, công trình bảo đảm an toàn, chất lượng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn được duyệt, được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại Điều 24, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì công trình được đóng điện vào lưới điện quốc gia.
Trên đây là nội dung hướng dẫn, trả lời gửi tới quý đơn vị, doanh nghiệp để nghiên cứu và thực hiện, nếu có nội dung tương tự hoặc phát sinh chi phí khác liên quan đến công việc của 2 doanh nghiệp, đề nghị đơn vị, doanh nghiệp nêu cụ thể gửi ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng là Bộ Xây dựng (cơ quan trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm về xây dựng).
Hỏi: Công trình đấu nối vào lưới điện cần đáp ứng điều kiện gì?
Hiện nay một số công trình điện trên địa bàn tỉnh trước khi đấu nối phải có thỏa thuận đấu nối với Công ty điện lực, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư phải áp dụng một số vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào phải áp dụng theo bộ tiêu chuẩn cơ sở do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành. Nếu áp dụng theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thì công trình có được đấu nối vào lưới điện quốc gia không?
Ngày: 27/03/2024
Đối với công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (TCNN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), trong đó đối với công trình điện có Quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006 do Bộ Công Thương ban hành đều thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
Theo đó, tiêu chuẩn (bao gồm: TCVN; TCNN; TCCS) được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện ngoại trừ các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
Các công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, theo đó việc áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng, là cơ sở để người quyết định đầu tư triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm áp dụng.
Như vậy tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với công trình là căn cứ để chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc/hạng mục/công trình hoàn thành và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành liên quan.
Đối với công trình điện, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư thì công trình được đóng điện vào lưới điện quốc gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đơn vị quản lý các hệ thống lưới điện phân phối có thể căn cứ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn hiện hành theo quy định để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cơ sở riêng cho việc thực hiện thiết kế đối với công trình xây dựng do EVN đầu tư hoặc để đánh giá đối với các thiết kế công trình xây dựng do chủ đầu tư khác xây dựng khi có đấu nối đến hệ thống lưới điện do EVN sở hữu và quản lý, bảo đảm hệ thống điện đồng bộ, vận hành an toàn, tin cậy và kinh tế.
về việc cấp phép hoạt động điện lực cho các đơn vị có nhu cầu hoạt động tư vấn thiết kế và giám sát công trình điện trung áp (10kV-22kV-35kV).
- Theo Điểm đ, Khoản 3, Điều 83, nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng (trong đó có tư vấn thiết kế và giám sát) đối với công trình cấp IV thì không cần thiết phải có chứng chỉ năng lực.
- Theo Mục 1.2.5.11, Phụ lục I của thông tư 06/2021/TT-BXD có phân cấp công trình đường dây và trạm biến áp với: cấp IV (nhỏ hơn hoặc bằng 35kV).
Như vậy, khi Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực thì các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình điện có cấp điện áp đến 35kV có cần giấy phép hoạt động điện lực hay không?
Ngày: 29/04/2022
Theo quy định tại Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành thì lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương: Lĩnh vực Tư vấn chuyên ngành điện bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát công trình điện.
Quy định về việc phân hạng quy mô công trình đường dây và trạm biến áp theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP theo đó công trình đường dây và trạm biến áp quy mô cấp điện áp đến 35kV thuộc Hạng 4.
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ các điều kiện về cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp, tư vấn giám sát công trình đường dây và trạm biến áp.
Như vậy, theo quy định tại các văn bản nêu trên thì các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình điện có cấp điện áp đến 35kV phải có giấy phép hoạt động điện lực.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực: Lĩnh vực tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp quy mô cấp điện áp đến 35kV thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp.
Quyết định số 1094/QĐ-BCT quy định về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020
Ngày 22 tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1094/QĐ-BCT quy định về quy trình, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án, đề án, nhiệm vụ triển khai các hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện, thụ hưởng và quản lý các dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc Chương trình quy định tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020:
Ngày: 01/04/2016
a) Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.
Trước tháng 4 hàng năm, Ban chỉ đạo liên ngành* (Ban Chỉ đạo) phê duyệt và gửi thông báo công khai về định hướng và tiêu chí lựa chọn các dự án, đề án, nhiệm vụ triển khai Chương trình tới các tổ chức, đơn vị liên quan.
Trước tháng 7 hàng năm, Ban Chỉ đạo tiếp nhận hồ sơ đăng ký các dự án, đề án, nhiệm vụ của các đơn vị (thông qua Tổ chuyên gia giúp việc). Ban Chỉ đạo tổng hợp kế hoạch dự án, đề án, nhiệm vụ hàng năm và chuyển cho Văn phòng Bộ và Vụ Tài chính (Bộ Công Thương) tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính.
Sau khi có ý kiến thẩm định dự toán tài chính của Bộ Tài chính, Tổ chuyên gia giúp việc sẽ tiến hành rà soát, phân loại Hồ sơ xây dựng dự án, đề án, nhiệm vụ theo các hạng mục và đề xuất, thành lập các Hội đồng thẩm định phù hợp với từng hạng mục đã phân loại.
Tổ chuyên gia giúp việc tổ chức họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định các dự án, đề án, nhiệm vụ. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Tổ chuyên gia giúp việc trình Ban chỉ đạo để xem xét, quyết định trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí được giao. Ban chỉ đạo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định phê duyệt danh sách các dự án, đề án, nhiệm vụ.
Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai các dự án, đề án, nhiệm vụ, đơn vị thực hiện phải có văn bản gửi Ban chỉ đạo, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ. Đối với các dự án, đề án, nhiệm vụ có sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện hoặc không đáp ứng yêu cầu, Ban chỉ đạo xem xét quyết định ngừng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đơn vị thực hiện dự án bảo đảm và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực và đầy đủ các thông tin trong hồ sơ, tài liệu đã cung cấp cho cơ quan quản lý trong xây dựng kế hoạch; lập báo cáo tiến độ thực hiện gửi về Ban chỉ đạo; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ và việc sử dụng kinh phí; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quá trình thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ của Chương trình.
Điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 307/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Ngày: 29/02/2016
Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được vay tối đa 50 triệu đồng mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Còn thương nhân vay vốn trên 50 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trước đó, theo quy định cũ tại Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn./.