Trước đây tôi buôn bán hàng áo quần tại chợ Lệ Trạch cũ, xã Hòa Tiến huyện Hòa Vang, vị trí tôi đang kinh doanh nằm tại tầng trệt. Năm 2016 TP Đà Nẵng có chủ trương làm mới lại chợ Lệ Trạch với quy mô 1 tầng trệt + 01 tầng lầu.
Theo quyết đinh 1334/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của huyện Hòa Vang, quy hoạch mặt hàng áo quần được bố trí lại trên tầng lầu.
Do tuổi cao sức yếu nên tôi không thể leo trèo lên tầng cao để buôn bán mưu sinh được.
Nay tôi muốn chuyển đổi ngành nghề sang bán hàng ’Tạp hóa thực phẩm’ và buôn bán tại tầng trệt khi bố trí lại mặt bằng mới. Vậy xin hỏi tôi cần làm các thủ tục gì để chuyển đổi mặt hàng và được bố trí lại mặt bằng tầng trệt để kinh doanh buôn bán.
Ngày: 14/09/2016
Về nội dung phản ánh của bà Nguyễn Thị Đà xã Hòa Tiến. UBND huyện Hòa Vang thông tin cụ thể như sau:
Ngày 22/01/2017, phòng Kinh tế và Hạ tầng đã nhận phiếu chuyển số 07/PC-VP của HĐND huyện về việc đơn xin mặt bằng buôn bán tầng trệt chợ Lệ Trạch xã Hòa Tiến của bà Nguyễn Thị Đa - Tiểu thương chợ Lệ trạch. Vấn đề này, phòng Kinh tế hạ tầng có ý kiến như sau:
Phòng Kinh tế và Hạ tầng đang triển khai Quyết định số 1334/QĐ-UBND, ngày 21/4/2016 về việc ban hành phương án "Quy hoạch, bố trí ki ốt, sạp và huy động vốn công trình chợ lệ Trạch"
Việc giải quyết bố trí chuyển đổi mặt hàng, ngành hàng cho các hộ cũ và bố trí lại theo đơn của bà Nguyễn Thị Đa hiện nay không giải quyết vì chưa bố trí cho các hộ tiểu thương cũ theo phương án đã được phê duyệt tại Quyết định số 1334/QĐ-UBND, ngày 21/4/2016.
Về nội dụng này phòng Kinh tế và Hạ tầng đã có văn bản gửi đến bà Nguyễn Thị Đa.
Vậy, UBND huyện Hòa Vang thông tin để Cổng Thông tin điện tử thành phố được biết./.
Tịnh Biên phát triển thương mại và dịch vụ.
Với đặc thù chợ biên giới Tịnh Biên được xem là điểm đến thăm quan và mua sắm hàng hoá là chợ giáp biên giữa Viện Nam và Campuchia hàng ngày chợ Tịnh biên nhộn nhịp khách tham quan và giao thương hàng hoá giữa hai nước.
Ngày: 12/08/2016
Chợ Tịnh biên An Giang (Ảnh: ST)
Trong 6 tháng đầu năm 2016, chợ biên giới Tịnh Biên đón khoảng 730.000 lượt khách tham quan và mua sắm (tăng 34% so cùng kỳ) tổng doanh số bán ra đạt khoảng trên 73 tỷ đồng (tăng 21.5%). Tịnh Biên là một trong những chợ lớn An Giang ở khu vực biên giới và là cửa ngõ giao thương giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
Bên cạnh “trung tâm hành hương… núi Cấm”, Tịnh Biên còn có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den nối liền Quốc lộ 2, đi thẳng Takeo và Phnom Penh. Từ những lợi thế này, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện ngày càng phát triển, nổi bật là chợ biên giới Tịnh Biên (thị trấn Tịnh Biên) đã được hình thành gần 15 năm. Vào dịp Tết và lễ hội vía Bà Chúa Xứ hàng năm, chợ biên giới Tịnh Biên đón lượng khách tham quan và người hành hương đến từ mọi miền đất nước, với mong ước đi viếng núi và cúng chùa, thưởng ngoạn vùng đất phía Tây Nam.
Với đặc thù là chợ biên giới, chợ giới Tịnh Biên được xem là “điểm kết nối” quần thể di tích, danh lam, thắng cảnh toàn vùng. Những lúc cao điểm, nhiều loại xe ra vào khu vực chợ biên giới Tịnh Biên, chở khách tham quan, mua sắm, người hành hương và du khách đều cảm thấy bắt mắt. “Sinh hoạt chợ có nhiều tiến bộ, mỗi lần trở lại đều có sự tươi tắn Anh Nguyên Mạnh Toàn lái xe du lịch ở Tp Biên Hoà cho hay. Mùa mưa năm nào cũng vậy tụi tui chở khách du lịch đi viếng núi, cúng chùa, rồi vào đây cảm nhận cảm nhận của tui thấy trật tự mua bán dọc hành lang, ngay các cửa và lối ra vào được sắp xếp ngăn nắp, tạo nên hình ảnh văn minh thương mại. thông thoáng và sạch đẹp.
Khu du lịch hang Chiến sĩ Núi Két
Năm 2014, chợ biên giới Tịnh Biên giao về Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật Tịnh Biên để tăng cường công tác quản lý, điều hành, hoạt động mua bán đi vào chiều sâu “thương mại – dịch vụ và du lịch” theo nhu cầu phát triển toàn huyện. Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó trưởng ban Quản lý chợ biên giới Tịnh Biên, cho biết;
Hàng năm dịp Quốc khánh 2-9 là dịp lễ giỗ cụ Đoàn Minh Huyên - Phật thầy Tây An, là những đợt cao điểm trong năm chợ biên giới Tịnh Biên đón khách đông nhất trong năm.
Ông Nguyễn Thanh Sang cho biết thêm được sự chỉ đạo sát sao của các ban ngành của địa phương và được sự đồng tình của bà con tiểu thương, thể hiện qua cách ứng xử trong việc mua bán, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách đến từ mọi miền đất nước hiểu thêm đôi chút về đất nước và con người ở đây.
Quang Chien
Kiến nghị Bộ Công thương chỉ cho phép và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến
Chính sách tạm nhập tái xuất đang vô tình giúp các DN Trung Quốc lách được thuế nhập khẩu và tạo bất lợi cho DN thủy sản Việt Nam. Vì thế, kiến nghị Bộ Công thương chỉ cho phép và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến, xuất khẩu và nhập nguyên liệu về để gia công xuất khẩu.
Ngày: 03/06/2016
Xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu tân thanh (Ảnh: internet)
Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (Vasep) vấn đề gỡ vướng một số bất cập và vướng mắc của DN thủy sản, nhằm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19/2016.
Theo ông Nam, hiện nay các DN thủy sản đang phải chịu sự cạnh tranh quốc tế gay gắt với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Indosia, đặc biệt là Ấn Độ bởi các nước này có giá thành tốt hơn Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Bộ Công thương có chính sách tạm nhập, tái xuất nguyên liệu nông thủy sản qua biên giới hay còn gọi là chính sách biên mậu, gây cản trở sự phát triển cũng như nâng cao sức cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam.
Cụ thể theo ông Nam, chính sách tạm nhập tái xuất (TNTX) đang cho phép các DN Trung Quốc mua nguyên liệu tôm, cá… cùng các thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm và rau, củ quả khác đều nhập khẩu vào cảng Hải Phòng; sau đó vận chuyển lên biên giới để xuất sang Trung Quốc theo chính sách hàng biên mậu của Việt Nam, Trung Quốc.
Theo ý kiến phản ánh của một số DN thủy sản, chính sách này đang vô tình giúp các DN Trung Quốc lách được thuế nhập khẩu. Nguồn tôm, cá đó lại được biến thành nguồn tôm, cá của Trung Quốc. Các DN Trung Quốc không chỉ hoàn thuế VAT khi xuất khẩu, mà họ còn có thể kê khai tăng số lượng. chính vì thế mà họ bán tôm, cá, nước… sang Mỹ, Nhật, EU giá rẻ hơn, làm phá giá thị trường, cạnh tranh không lành mạnh.
Vì thế, để hạn chế thiệt hại cho các DN thủy sản Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thủy sản, Vasep kiến nghị Bộ Công thương xem xét trình Chính phủ bỏ chính sách TNTX này, chỉ cho phép và khuyến khích nhập nguyên liệu về để chế biến, xuất khẩu và gia công xuất khẩu.
Ngoài ra, đối với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, ông Nam cho rằng cần có cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Đơn cử như một số quy định của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu, gồm hoạt động "thẩm tra" của Nhà nước, lô hàng sản xuất với nhiều tiêu chí ràng buộc...
Bên cạnh đó, "các bộ, ngành cũng cần đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long để có các biện pháp nhằm cân đối ba yếu tố thời vụ thả nuôi, sản xuất giống, sản xuất thức ăn nhằm tránh tình trạng thiếu thừa dẫn đến tăng cao giá thành sản xuất nguyên liệu, sản lượng thu hoạch và chất lượng nguyên liệu thủy sản", ông Nam đề xuất./.
Ngọc Oanh
Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào được ký kết với mục tiêu dành ưu đãi đặc thù cho thương mại viên giới giữa hai bên.
Bộ Công Thương vừa công bố toàn văn Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Ngày: 09/05/2016
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (Ảnh: nguồn moit.gov)
Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào được ký kết trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết đặc biệt, cùng với các lợi ích và quan hệ khu vực chung của hai Bên. Nhắc lại Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 03 tháng 3 năm 2015 và Hiệp định về Hợp tác Song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 01 năm 2015; Mong muốn phát triển thương mại biên giới để tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước và nâng cao đời sống của người dân sinh sống trong vùng biên giới của hai nước; Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước được ký kết với mục tiêu dành ưu đãi đặc thù cho thương mại viên giới giữa hai Bên, góp phần thúc đẩy kim nagchj thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại và hội nhập khu vực ASEAN và Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng (GMS). Phát triển các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Lào trở thành những của ngõ và cầu nối trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực và thế giới cũng như phục vụ thuận lợi hóa thương mại trong khu vực. Tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Thúc đẩy mối quan hệ chặc chẽ giữa các tỉnh biên giới hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa, góp phần xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước trở thành đường biên giới của giao lưu, hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, v.v...
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 02 tháng 1 năm 2016.
Quyết định số 1094/QĐ-BCT quy định về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020
Ngày 22 tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1094/QĐ-BCT quy định về quy trình, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án, đề án, nhiệm vụ triển khai các hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện, thụ hưởng và quản lý các dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc Chương trình quy định tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020:
Ngày: 01/04/2016
a) Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.
Trước tháng 4 hàng năm, Ban chỉ đạo liên ngành* (Ban Chỉ đạo) phê duyệt và gửi thông báo công khai về định hướng và tiêu chí lựa chọn các dự án, đề án, nhiệm vụ triển khai Chương trình tới các tổ chức, đơn vị liên quan.
Trước tháng 7 hàng năm, Ban Chỉ đạo tiếp nhận hồ sơ đăng ký các dự án, đề án, nhiệm vụ của các đơn vị (thông qua Tổ chuyên gia giúp việc). Ban Chỉ đạo tổng hợp kế hoạch dự án, đề án, nhiệm vụ hàng năm và chuyển cho Văn phòng Bộ và Vụ Tài chính (Bộ Công Thương) tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính.
Sau khi có ý kiến thẩm định dự toán tài chính của Bộ Tài chính, Tổ chuyên gia giúp việc sẽ tiến hành rà soát, phân loại Hồ sơ xây dựng dự án, đề án, nhiệm vụ theo các hạng mục và đề xuất, thành lập các Hội đồng thẩm định phù hợp với từng hạng mục đã phân loại.
Tổ chuyên gia giúp việc tổ chức họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định các dự án, đề án, nhiệm vụ. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Tổ chuyên gia giúp việc trình Ban chỉ đạo để xem xét, quyết định trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí được giao. Ban chỉ đạo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định phê duyệt danh sách các dự án, đề án, nhiệm vụ.
Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai các dự án, đề án, nhiệm vụ, đơn vị thực hiện phải có văn bản gửi Ban chỉ đạo, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ. Đối với các dự án, đề án, nhiệm vụ có sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện hoặc không đáp ứng yêu cầu, Ban chỉ đạo xem xét quyết định ngừng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đơn vị thực hiện dự án bảo đảm và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực và đầy đủ các thông tin trong hồ sơ, tài liệu đã cung cấp cho cơ quan quản lý trong xây dựng kế hoạch; lập báo cáo tiến độ thực hiện gửi về Ban chỉ đạo; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ và việc sử dụng kinh phí; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quá trình thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ của Chương trình.
Điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 307/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Ngày: 29/02/2016
Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được vay tối đa 50 triệu đồng mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Còn thương nhân vay vốn trên 50 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trước đó, theo quy định cũ tại Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn./.
Quy định mới về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016
Ngày 05/01/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCT (Thông tư 01) quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016.
Ngày: 08/01/2016
Theo Thông tư 01, lượng thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 2401) nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016 là 48.620 tấn.
Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BTM ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các mặt hàng thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 2401) có xuất xứ từ các nước ASEAN. Việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu từ các nước ASEAN theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Công Thương xác nhận.
Thông tư 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016.
Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
đăng ký kinh doanh xử lý chất thải
Tôi muốn đăng ký kinh doanh xử lý chất thải tro bay của nhà máy Nhiệt Điện Vũng Án 1 (KCN Formosa) Hà Tĩnh, cần thủ tục như thế nào để vận chuyển tro bay từ KCN Formosa về Đà Nẳng phân phối cho các nơi sản xuất bê tông.
Trân trọng Cảm ơn