Hội thảo “Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa”

Đánh giá (1) :
Ngày 6 tháng 10 năm 2016, tại Hà Nội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ châu Á và các Hiệp hội liên quan tổ chức Hội thảo “Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa”


Đại diện quỹ Châu  tại Việt Nam (Ảnh: Ngọc Oanh)

Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất đàm phán, ký một loạt các FTA thế hệ mới và tìm kiếm các chính sách hỗ trợ phù hợp với các cam kết, nhằm tạo điều kiện để các ngành kinh tế trong nước tận dụng các cơ hội thị trường, cạnh tranh với các đối tác mạnh từ bên ngoài, bảo đảm những lợi ích cốt lõi của Việt Nam trong hội nhập…


Ông Hoàng Quang Huỳnh - PCT Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ảnh: Ngọc Oanh)

Các chuyên gia cũng cho rằng rủi ro đối với ngành bán lẻ đang hiện hữu ngày càng rõ nét khi ngày càng nhiều các dự án FDI đầu tư ồ ạt vào kênh bán lẻ hiện đại. Cùng với đó là sự cạnh tranh yếu ớt và thiếu chuyên nghiệp của kênh bán lẻ truyền thống… Hệ lụy kéo đến là sản xuất nội địa đang mất dần đầu ra, bà Trang phân tích. 

Cùng với ngành bán lẻ, hiện trạng của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ cũng không khả quan hơn. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nghiên cứu cho biết, trong vòng 1 thập kỷ qua (2004-2014), kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng lên 6 lần. Năm 2015, ngành này đạt mức 6,9 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu với giá trị gia tăng tương đối. 

Hiện tại, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có khoảng 3.900 doanh nghiệp với 340 làng nghề và tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 lao động. 

Ngành này hiện đang nắm vai trò đầu ra cho sản xuất lâm nghiệp và tác động tới đời sống của hàng triệu lao động trồng rừng; đồng thời tác động trực tiếp tới chính sách môi trường và phát triển bền vững. 

Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho hay, ngành gỗ luôn chịu nhiều rủi ro pháp lý ở thị trường xuất khẩu và triển vọng phát triển lại phụ thuộc vào giá FOB (người bán giao cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng) và CIF (giao hàng tại cảng dỡ hàng). 

Tại hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đề xuất một số chính sách hỗ trợ đối với ngành bán lẻ như hỗ trợ thuế và ưu đãi đầu tư; hỗ trợ tài chính bằng cách khuyến khích cho vay tín dụng và cải cách cơ chế thu thuế đối với các doanh nghiệp bán lẻ.

Tại hội thảo các chuyên gia đưa ra những câu hỏi về không gian chính sách cần thiết phát triển kinh tế và các ngành kinh tế trong nước, các chuyên gia cũng đặt ra vấn đề làm thế nào để khai thác có hiệu quả nhất theo quy luật thị trường, t do hóa thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp năng cao tính cạnh tranh...

Các chuyên gia cũng đưa ra các câu hỏi bởi những cam kết quốc tế và những cam kết trong WTO, FTAs  truyền thống, TPP, EVFTA - WTO; cùng các doanh nghiệp, Hiệp hội thảo luận đề xuất với Nhà nước về các chính sách hỗ trợ mà không vi phạm các cam kết quốc tế đã có.


Ngọc oanh


Ý kiến bạn đọc 0 lượt xem, 0 lượt bình luận

Multimedia

Cổng thông tin hỏi đáp và hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công Thương.

Bản quyền thuộc về: Sở Công Thương Thái Nguyên

Địa chỉ: Số 366/1 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ - T.P Thái Nguyên.
Điện thoại:Văn phòng Sở Công Thương: 0208.3855.255