Hộ chăn nuôi >20 con heo, doanh thu trên 100 triệu/năm thì có phải đăng ký kinh doanh
Xin hỏi hộ gia đình nuôi lớn hơn 20 con heo, thời gian cao điểm trên 50 con. Doanh thu trên 100 triệu/năm thì có phải làm giấy đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình?
Ngày hỏi: 12/11/2015. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Từ 01/01/2016, thực hiện quy định mới về quản lý thương mại biên giới
Ngày 20/10/2015 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 52/2015/QĐ-TTg quyết định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Ngày hỏi: 29/10/2015. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Quyết định này quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới (sau đây gọi tắt là hoạt động thương mại biên giới) gồm:
- Hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.
- Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới.
Quy định tại quyết định này áp dụng cho các đối tượng là: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại biên giới; Các cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.
Đối với hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhânquyết định số 52/2015/QĐ-TTg quy định: Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân phải đáp ứng các quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Hàng hóa theo quy định này được mua bán qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong các trường hợp cụ thể đảm bảo nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới.
Quyết định này cũng quy định các loại cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân. Về nội dung kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân quy định: Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.
Chính sách thuế, phí và lệ phí quy định, thương nhân mua bán hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuếtheo quy định của pháp luật hiện hành đối với hàng hóa mua bán qua biên giới, được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại Quyết định này được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành. Phí và lệ phí trong hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới quyết định số 52/2015/QĐ-TTg quy định: Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Về nội dung Thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giớiquyết định số 52/2015/QĐ-TTg nêu rõ: Chủ thể mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới quy định tại Điều 11 Quyết định này được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu VNĐ) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt/1 tháng đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành. Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định trên phải chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với hàng hóa trong định mức nhưng cư dân biên giới không sử dụng cho đời sống và sản xuất của mình mà bán nhượng lại thì phải chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định về thuế và hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu: Thương nhân kinh doanh trong chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải tuân thủ các quy định hiện hành về thuế của Việt Nam: thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Môn bài, thuế Tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác (nếu có).
Các nội dung khác về hoạt động thương mại tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được quy định trong quyết định số 52/2015/QĐ-TTg như: Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu. Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu. Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu. Kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.
Quyết định này thay thế Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
(Nguồn: customs)
bán hàng online cần giấy phép kinh doanh gì không?
cho e hỏi thăm: e có thuê mặt bằng tại 67 phan huy ôn phường hòa cường tp đà nẵng,để mở shop bán áo quần online có treo bảng hiệu.Hình thức kinh doanh của e là đăng trên mạng,khách gọi thì đi ship và nhiều khi khách ghé trực tiếp mua hàng.đợt này có mấy anh bên quản lí thì trường ghé thăm hỏi xuất trình giấy phép kinh doanh,vậy là e đớ người không biết gì về việc này.Vậy xin Anh/Chị có thể cho e biết e cần giấy phép gì đó không và làm thủ tục tại địa chỉ nào ạ.
Ngày hỏi: 20/10/2015. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Kim Mạnh My
Thực hiện phiếu chuyển qua mail của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng ngày 19 tháng 10 năm 2016 về việc trả lời câu hỏi của bà Nguyễn Thị Kim Mạnh My trong chuyên mục “Hỏi – đáp”. Về vấn đề này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng trả lời như sau:
1. Bà Nguyễn Thị Kim Mạnh My kinh doanh nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước, do đó đã vi phạm khoản 4, Điều 28, Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Vậy nếu muốn kinh doanh bà phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Hình thức bán hàng trực tiếp hay bán hàng qua mạng là hình thức kinh doanh do doanh nghiệp tự lựa chọn. Vậy bà có thể chọn 1 trong các hình thức sau để đăng ký:
2.1Về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
UBND quận, huyện là cơ quan trực tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận địa điểm hộ kinh doanh. Do đó, đề nghị bà liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh để được hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục, biểu mẫu đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
2.2 Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
a. Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể được quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Biểu mẫu quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và được đăng tải tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinh doanh.gov.vn) hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng (dpi.danang.gov.vn).
- Mã ngành và tên ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định số10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 và Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007. Theo câu hỏi trên thì hình thức kinh doanh của bà thuộc mã ngành 4791: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
b. Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
- Lệ phí giải quyết thủ tục hành chính: 200.000 đồng;
- Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại quầy số 16,17,18 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Trung tâm hành chính Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hoặc nộp qua mạng điện tử tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (http://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Lưu ý: Trường hợp cử người đi nộp, kèm theo giấy giới thiệu và bản sao CMND của người nộp hồ sơ.
Mọi thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng (Phòng Đăng ký Kinh doanh), tầng 6, Tòa nhà Trung tâm Hành chính, 24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng– Điện thoại: 05113.821755.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng trả lời để bà Nguyễn Thị Kim Mạnh My được biết./.
Thủ tục mở shop kinh doanh quần áo thể thao
Em muốn mở shop quần áo thể thao với các mặt hàng chính như: áo đá banh, giày đá banh....
Em chưa biết cần những thủ tục về hành chính cũng như cần đăng ký những gì để có thể mở được shop và kinh doanh, mong được quý cơ quan giải giải đáp.
Ngày hỏi: 12/10/2015. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Về câu hỏi của ông Nguyễn Phi Long, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng trả lời như sau:
1. Về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Đề nghị ông liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh để được hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
2. Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
2.1 Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể được quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Biểu mẫu quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và được đăng tải tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinh doanh.gov.vn) hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng (dpi.danang.gov.vn).
2.2 Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
- Lệ phí giải quyết thủ tục hành chính: 200.000 đồng;
- Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại quầy số 15, 16, 17 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Trung tâm hành chính Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hoặc nộp qua mạng điện tử tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (http://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Lưu ý: Trường hợp cử người đi nộp, kèm theo giấy giới thiệu và bản sao CMND của người nộp hồ sơ.
Mọi thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, tầng 6, Tòa nhà Trung tâm Hành chính, 24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng– Điện thoại: 05113.821755.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng trả lời để ông Nguyễn Phi Long được biết./.
Khẩn trương đưa các kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển vào sử dụng
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các địa phương có biển tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Ngày hỏi: 02/10/2015. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Để tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn phát triển mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các địa phương có biển quán triệt quan điểm tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. Công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển phải đi trước một bước để bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Khẩn trương đưa các kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển quốc gia; chú trọng đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng khả năng điều tra, nghiên cứu và phát hiện các tài nguyên mới ở các vùng biển sâu, biển xa, các đảo xa bờ và vùng biển quốc tế liền kề.
Đồng thời tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra cơ bản thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển và hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ biển hiện đại để tiếp cận, chuyển giao và sử dụng các thiết bị công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án, nhằm bảo đảm chất lượng điều tra; có các biện pháp xử lý như tạm dừng, điều chỉnh nội dung, kinh phí hoặc thay đổi đơn vị thực hiện đối với các dự án được cấp đủ kinh phí song thực hiện quá chậm, chất lượng sản phẩm kém hoặc thực hiện sai các quy định hiện hành; có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia kiểm tra đối với các đối tượng điều tra mới.
Ưu tiên các dự án điều tra cơ bản ở vùng biển sâu, biển xa
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, việc đề xuất các dự án điều tra cơ bản phải đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với chủ trương, định hướng điều tra trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; dự án phải có tính tổng hợp, liên vùng, liên ngành, đa lĩnh vực nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình tổ chức điều tra, khảo sát; ưu tiên đối với các dự án điều tra cơ bản ở vùng biển sâu, biển xa, tìm kiếm, phát hiện các nguồn tài nguyên mới.
Các đơn vị đề xuất dự án phải bảo đảm tính khả thi của dự án. Chậm nhất 18 tháng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục, dự án phải được triển khai. Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển cần lựa chọn những đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm, trang thiết bị, nhân lực để chủ trì thực hiện dự án; thực hiện lồng ghép hoạt động điều tra của các ngành trên cùng một vùng biển để tiết kiệm nguồn tài chính kết hợp với bảo vệ an ninh, quốc phòng.
Triển khai đánh giá, tổng kết Đề án tổng thể, xây dựng Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng lộ trình cụ thể để hợp tác với các nước có kinh nghiệm trên thế giới về điều tra, nghiên cứu tài nguyên biển sâu, tiến tới xây dựng và triển khai các dự án điều tra, nghiên cứu tìm kiếm tài nguyên ở vùng biển quốc tế liền kề;
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lựa chọn các dự án thuộc Đề án tổng thể cần ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện theo đúng dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt; giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí đối với các dự án, đề án, nhiệm vụ; đảm bảo việc sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí
Các địa phương có biển chú trọng đầu tư thỏa đáng cho công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển và phải đưa nhiệm vụ này vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ công tác 2015 - 2020.
Các Bộ, ngành, địa phương ven biển chủ trì, thực hiện các dự án điều tra cơ bản khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình công nghệ về điều tra cơ bản theo lĩnh vực Bộ, ngành được giao quản lý; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển trong quá trình triển khai thực hiện dự án.