Trước đây tôi buôn bán hàng áo quần tại chợ Lệ Trạch cũ, xã Hòa Tiến huyện Hòa Vang, vị trí tôi đang kinh doanh nằm tại tầng trệt. Năm 2016 TP Đà Nẵng có chủ trương làm mới lại chợ Lệ Trạch với quy mô 1 tầng trệt + 01 tầng lầu.
Theo quyết đinh 1334/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của huyện Hòa Vang, quy hoạch mặt hàng áo quần được bố trí lại trên tầng lầu.
Do tuổi cao sức yếu nên tôi không thể leo trèo lên tầng cao để buôn bán mưu sinh được.
Nay tôi muốn chuyển đổi ngành nghề sang bán hàng ’Tạp hóa thực phẩm’ và buôn bán tại tầng trệt khi bố trí lại mặt bằng mới. Vậy xin hỏi tôi cần làm các thủ tục gì để chuyển đổi mặt hàng và được bố trí lại mặt bằng tầng trệt để kinh doanh buôn bán.
Ngày hỏi: 14/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Về nội dung phản ánh của bà Nguyễn Thị Đà xã Hòa Tiến. UBND huyện Hòa Vang thông tin cụ thể như sau:
Ngày 22/01/2017, phòng Kinh tế và Hạ tầng đã nhận phiếu chuyển số 07/PC-VP của HĐND huyện về việc đơn xin mặt bằng buôn bán tầng trệt chợ Lệ Trạch xã Hòa Tiến của bà Nguyễn Thị Đa - Tiểu thương chợ Lệ trạch. Vấn đề này, phòng Kinh tế hạ tầng có ý kiến như sau:
Phòng Kinh tế và Hạ tầng đang triển khai Quyết định số 1334/QĐ-UBND, ngày 21/4/2016 về việc ban hành phương án "Quy hoạch, bố trí ki ốt, sạp và huy động vốn công trình chợ lệ Trạch"
Việc giải quyết bố trí chuyển đổi mặt hàng, ngành hàng cho các hộ cũ và bố trí lại theo đơn của bà Nguyễn Thị Đa hiện nay không giải quyết vì chưa bố trí cho các hộ tiểu thương cũ theo phương án đã được phê duyệt tại Quyết định số 1334/QĐ-UBND, ngày 21/4/2016.
Về nội dụng này phòng Kinh tế và Hạ tầng đã có văn bản gửi đến bà Nguyễn Thị Đa.
Vậy, UBND huyện Hòa Vang thông tin để Cổng Thông tin điện tử thành phố được biết./.
Nhân Chính phủ sắp ban hành chính sách pt CN hỗ trợ, xin có 2 góp ý
Nhân Chính phủ sắp ban hành chính sách pt CN hỗ trợ, xin có 2 góp ý:
1-CNHT là lĩnh vực lớn phức tạp công nghệ cao qui mô lớn đa ngành (trừ những món đơn giản như bao bì đóng thùng sắt cồng kềnh mà không nên xếp vào nhóm CNHT cần chính sách lớn), nên CNHT của các Vùng không thể tách rời với vai trò của 3 Khu CNC & các trường ĐH kỹ thuật vùng.
2-Không nên để các doanh nghiệp đã nhận được chính sách của nhà nước về ngành hàng lại được ôm trọn hoặc chi phối CNHT, mà họ phải có trách nhiệm hợp tác phối hợp dẫn dắt CNHT của cả Vùng, trách nhiệm thúc đẩy phát triển các Khu CNC Vùng. Không nên vì lợi ích phát triển BĐS ’bia kèm mồi’ ở đâu đó mà làm lệch hướng phát triển CNHT tại các Khu CNC.
Ngày hỏi: 07/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ban Quản lý Khu công nghệ cao xin cảm ơn bạn đã có quan tâm đến Khu công nghệ cao.
Tuy ý kiến của bạn có những nội dung chưa cụ thể, chúng tôi xin ghi nhận và cung cấp thêm một số thông tin liên quan như sau:
1. Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ban hành tại Nghị đinh số 111/2015/NĐ-CP ngày 25/11/2014 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó Nhóm VI - Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao được nêu chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm.
2. Về việc liên kết vai trò của 3 Khu CNC và các trường đại học kỹ thuật vùng với CNHT, Ban Quản lý Khu CNC cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Trong những năm qua, Ban Quản lý Khu CNC không ngừng thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường, viện, tổ chức trong nước và nước ngoài về việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Khu CNC Đà Nẵng. Hiện nay, Khu CNC Đà Nẵng không chỉ đẩy mạnh thu hút các dự án sản xuất sản phẩm CNC mà còn khuyến khích các dự án này kéo theo các nhà đầu tư trong lĩnh vực CNHT. Các dự án đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng trong lĩnh vực CNHT được hưởng đầy đủ ưu đãi đầu tư theo định hiện hành của pháp luật.
Kính chúc bạn mạnh khỏe!
Lai Châu: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới
Lai Châu có đường biên giới giáp danh với Trung Quốc dài hơn 2.000km, trên tuyến có các cửa khẩu Ma Lù Thàng, U Ma Tu Khoòng và nhiều lối mở trực tiếp giao lưu với thị trường khá rộng lớn là tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.
Ngày hỏi: 29/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cửa khẩu Ma Lù Thàng Lai Châu
Chính vì lợi thế này ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép cửa khẩu Ma Lù Thàng được áp dụng chính sách Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) biên giới tại Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 61/2002/QĐ-UBND ngày 2/10/2002 phê duyệt Dự án tổng thể Phát triển Khu KTCK Ma Lù Thàng gồm các xã: Ma Ly Pho, Mường So, Huổi Luông; Quyết định 2212/QĐ-UBND ngày 4/12/2002 quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công trình thiết yếu khu cửa khẩu Ma Lù Thàng. Hệ thống bến bãi vận tải, giao nhận hàng hóa, kho tập kết hàng hóa, hạ tầng thương mại phục vụ biên mậu tại cửa khẩu được quy hoạch đồng bộ, khu đầu mối cửa khẩu có tổng diện tích 43ha được phân ra thành các khu chức năng. Gồm khu đất thương mại dịch vụ 7,12ha; khu đất dân cư và đất khối cơ quan 5,9ha; đất doanh nghiệp 3,2ha; đất các công trình hạ tầng kỹ thuật 2,6ha; khu đất nhà hàng - dịch vụ 2,1ha; đất dự trữ, đất dùng cho giao thông, cây xanh 9,1ha và 12,88ha đất khác.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển tại Khu KTCK, tỉnh Lai Châu đã tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ Xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong đó có tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc), thu hút trên 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia. Phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh làm việc với các doanh nghiệp của Trung Quốc, tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với Sở Thương mại, Cục biên mậu tỉnh Vân Nam, Cục biên mậu châu Hồng Hà và các ngành hữu quan huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Bốc dỡ hàng hoá tại cửa khẩu
Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực của các ngành chức năng tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2007-2015 đạt 80,3 triệu USD, riêng năm 2015 đạt 8,71 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu gồm các thiết bị thủy điện, thiết bị điện và hàng hóa tiêu dùng thông thường khác. Tổng thu thuế xuất, nhập khẩu, phí, lệ phí giai đoạn 2007-2015 đạt 146,658 tỷ đồng (thuế: 140,158 tỷ đồng; phí, lệ phí: 6,5 tỷ đồng), bình quân đạt 16,295 tỷ đồng/năm; năm 2015 đạt 26,132 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2010 và gần 4,5 lần so với năm 2007.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển Khu KTCK Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng từ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư như: hệ thống giao thông, điện, nước, trạm kiểm soát liên hợp, trung tâm thương mại, trụ sở làm việc, sân đường nội bộ, nâng cấp quốc lộ 12… phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển. Mạng lưới kinh doanh mở rộng, hiện có 5 chợ biên giới, cách đường biên giới từ 5-20km, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và quan hệ truyền thống lâu đời giữa cư dân hai bên biên giới.
Nhằm phát triển các dịch vụ thương mại, đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ công, tỉnh đã thành lập Đội Quản lý khai thác cửa khẩu thuộc Ban Quản lý Khu KTCK, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý việc kinh doanh – dịch vụ, quản lý khai thác cơ sở hạ tầng; Doanh nghiệp tư nhân Xuất nhập khẩu Xuân Tính được cấp phép đầu tư các dịch vụ kho bãi và đại lý thủ tục hải quan... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo làm tốt công tác đối ngoại biên phòng và ngoại giao Nhân dân. Tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới; tổ chức hội đàm cấp tỉnh 18 lần, đại diện biên giới 8 lần, cấp đồn Biên phòng 168 lần, gửi 560 và nhận 560 thư trao đổi. Tổ chức kết nghĩa 3 cặp đồn – trạm và 1 cặp bản (bản Pô Tô – bản Cửa Cải). Tăng cường công tác đối ngoại thông qua các cuộc hội đàm, giao ban định kỳ; tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát người, hàng và phương tiện xuất nhập qua cửa khẩu biên giới. An ninh chính trị cơ bản ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỉnh Lai Châu cũng sẽ tiếp tục phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển KTCK, đưa KTCK trở thành động lực thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển, góp phần xây dựng miền biên cương Tổ quốc ngày càng giàu đẹp.
Quang Chiến
Xuất khẩu nông sản nửa đầu năm 2016
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gian qua tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn khá thấp so với Thái Lan
Ngày hỏi: 26/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh: st
Với các mặt hàng trái cây thời gian tiêu thụ ngắn, vì vậy, Trung Quốc được xem là thị trường thuận lợi vì nằm sát Việt Nam. Nhiều mặt hàng hoa quả như vải, thanh long Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích hơn sản phẩm cùng loại được trồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại có nhiều chính sách biên mậu khiến nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điển hình nhất là mặt hàng gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 54% thị phần của thị trường này, tuy nhiên thương nhân Trung Quốc hầu hết thu mua tiểu ngạch để tránh thuế nên việc xuất khẩu của ta gặp nhiều rủi ro.
Việc nắm bắt thông tin ngay tại vùng biên giới là yếu tố rất quan trọng để điều tiết lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa ra thông điệp sẽ xiết chặt hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch để chống buôn lậu, đồng thời họ sẽ tăng cường giám sát chất lượng, kiểm soát đầu mối được phép nhập vào Trung Quốc, giám sát nhà máy chế biến, sản xuất. Do vậy, điều cần thiết nhất vẫn là cải thiện chất lượng nông, lâm, thủy sản và doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống phân phối một cách bài bản bắt đầu từ các khâu trong nước, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống phân phối tại chính thị trường nội địa Trung Quốc.
Quang Dũng
Chính sách phát triển bền vững rừng ven biển.
Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu vừa được Chính phủ ban hành.
Ngày hỏi: 25/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh minh họa
Theo đó, các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác mà đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Trường hợp khu rừng ven biển đã giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhưng có tầm quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thì Nhà nước xem xét thu hồi, mua lại hoặc bồi thường giá trị tài sản mà hộ gia đình, tổ chức đó đã đầu tư theo quy định của pháp luật để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Các địa phương tổ chức rà soát, chuyển các công trình xây dựng có ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển ra khỏi khu vực quy hoạch rừng phòng hộ ven biển xung yếu và rất xung yếu, hành lang bảo vệ bờ biển. Đối với diện tích đất quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưng người sử dụng đất tự ý chuyển đổi sai mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì Nhà nước thu hồi đất.
Các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai.
Mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta
Nghị định nêu rõ, ngân sách các địa phương bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức giao, cho thuê rừng ven biển; hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; tuyên truyền, giáo dục; khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển; đầu tư, hỗ trợ kinh phí ngoài mức hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách trung ương theo điều kiện thực tế của địa phương.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển. Cụ thể, mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành; mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/hécta/năm); kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/hécta, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.
Ngân sách trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, gồm: Điều tra, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển; trồng rừng mới, cải tạo rừng ven biển chất lượng kém không có khả năng phục hồi theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với thời gian trồng và chăm sóc 5 năm; khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ven biển là rừng tự nhiên chất lượng kém, chưa đủ tiêu chí thành rừng;...
Theo: baochinhphu.vn
Tịnh Biên phát triển thương mại và dịch vụ.
Với đặc thù chợ biên giới Tịnh Biên được xem là điểm đến thăm quan và mua sắm hàng hoá là chợ giáp biên giữa Viện Nam và Campuchia hàng ngày chợ Tịnh biên nhộn nhịp khách tham quan và giao thương hàng hoá giữa hai nước.
Ngày hỏi: 12/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Chợ Tịnh biên An Giang (Ảnh: ST)
Trong 6 tháng đầu năm 2016, chợ biên giới Tịnh Biên đón khoảng 730.000 lượt khách tham quan và mua sắm (tăng 34% so cùng kỳ) tổng doanh số bán ra đạt khoảng trên 73 tỷ đồng (tăng 21.5%). Tịnh Biên là một trong những chợ lớn An Giang ở khu vực biên giới và là cửa ngõ giao thương giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
Bên cạnh “trung tâm hành hương… núi Cấm”, Tịnh Biên còn có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den nối liền Quốc lộ 2, đi thẳng Takeo và Phnom Penh. Từ những lợi thế này, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện ngày càng phát triển, nổi bật là chợ biên giới Tịnh Biên (thị trấn Tịnh Biên) đã được hình thành gần 15 năm. Vào dịp Tết và lễ hội vía Bà Chúa Xứ hàng năm, chợ biên giới Tịnh Biên đón lượng khách tham quan và người hành hương đến từ mọi miền đất nước, với mong ước đi viếng núi và cúng chùa, thưởng ngoạn vùng đất phía Tây Nam.
Với đặc thù là chợ biên giới, chợ giới Tịnh Biên được xem là “điểm kết nối” quần thể di tích, danh lam, thắng cảnh toàn vùng. Những lúc cao điểm, nhiều loại xe ra vào khu vực chợ biên giới Tịnh Biên, chở khách tham quan, mua sắm, người hành hương và du khách đều cảm thấy bắt mắt. “Sinh hoạt chợ có nhiều tiến bộ, mỗi lần trở lại đều có sự tươi tắn Anh Nguyên Mạnh Toàn lái xe du lịch ở Tp Biên Hoà cho hay. Mùa mưa năm nào cũng vậy tụi tui chở khách du lịch đi viếng núi, cúng chùa, rồi vào đây cảm nhận cảm nhận của tui thấy trật tự mua bán dọc hành lang, ngay các cửa và lối ra vào được sắp xếp ngăn nắp, tạo nên hình ảnh văn minh thương mại. thông thoáng và sạch đẹp.
Khu du lịch hang Chiến sĩ Núi Két
Năm 2014, chợ biên giới Tịnh Biên giao về Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật Tịnh Biên để tăng cường công tác quản lý, điều hành, hoạt động mua bán đi vào chiều sâu “thương mại – dịch vụ và du lịch” theo nhu cầu phát triển toàn huyện. Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó trưởng ban Quản lý chợ biên giới Tịnh Biên, cho biết;
Hàng năm dịp Quốc khánh 2-9 là dịp lễ giỗ cụ Đoàn Minh Huyên - Phật thầy Tây An, là những đợt cao điểm trong năm chợ biên giới Tịnh Biên đón khách đông nhất trong năm.
Ông Nguyễn Thanh Sang cho biết thêm được sự chỉ đạo sát sao của các ban ngành của địa phương và được sự đồng tình của bà con tiểu thương, thể hiện qua cách ứng xử trong việc mua bán, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách đến từ mọi miền đất nước hiểu thêm đôi chút về đất nước và con người ở đây.
Quang Chien
Tín hiệu đáng mừng nhất cá ngừ Việt Nam.
Thị trường cá ngừ thế giới ổn định trở lại sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường ASEAN đạt 21 triệu USD, tăng 24,5%; sang Trung Quốc đạt 12,2 triệu USD,
Ngày hỏi: 08/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Chế biến cá ngừ xuất khẩu: Ảnh sưu tầm
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 100% 6 tháng đạt 12,2 triệu USD, tăng đột biến so với cùng kỳ và thị trường trường ASEAN đạt 21 triệu USD, tăng 24,5%; tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thị trường cá ngừ thế giới rơi vào ảm đạm giai đoạn nửa đầu năm.
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu vào một số thị trường truyền thống như trọng điểm Mỹ và EU vẫn là hai thị trường có tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất cá ngừ Việt Nam, lần lượt là 41% và 23%. Có xu giảm nhẹ từ 0,2% đến 10,5%.
Theo nhận định của Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, tình hình xuất khẩu không ổn định do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thị trường nhập khẩu giảm nhu cầu nhưng lại khắt khe hơn khi đặt ra các quy định mới về chất lượng. Điển hình trong số đó là thiếu nguyên liệu, hiện sản phẩm cá ngừ vằn nguyên miếng chế biến sẵn không ngâm dầu xuất sang EU do thuế cao, giá thấp nên khả năng cạnh tranh với sản phẩm và thị trường này không cao.
Tại thị trường Nhật Bản cũng xảy ra tương tự, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ Việt Nam khoảng 6,4-7,2%, trong khi hai quốc gia là Thái Lan và Philippines được hưởng mức thuế 0%. Mặt khác với công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác của ngư dân Việt Nam còn hạn chế thêm vào đó đồng yên yếu cũng đẩy giá nhập khẩu các mặt hàng lên cao và mặt hàng cá hồi giá thấp cũng khiến vị con cá ngừ Việt Nam giảm sức cạnh tranh.
Cũng theo Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam Vasep dự báo, quý III/2016, thị trường cá ngừ thế giới ổn định trở lại sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc hơn ở những thị trường mới nổi. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và EU tăng cao. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 123 triệu USD,
Quang Chiến
Móng Cái đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nằm ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc. Giao thương hàng hóa giữa Móng Cái với khu vực vùng biên của Trung Quốc luôn sôi động và phát triển ngày càng mạnh mẽ trong nhiều năm qua.
Ngày hỏi: 04/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh minh họa
Đây là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, có vai trò chiến lược quan trọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại với đầy đủ cửa khẩu quốc tế trên biển và trên bộ, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.
Móng Cái là thành phố vùng biên thuộc tỉnh Quảng Ninh, là cửa ngõ thông thương biên giới Việt – Trung. Với đường biên giới trên biển và đất liền hơn 70km là tiềm năng để Móng Cái tạo đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội.
Phát triển du lịch vùng biên thành kinh tế mũi nhọn
Song song với sự thay đổi về nhu cầu hàng hóa của phía Trung Quốc và cùng với chiến lược phát triển mới của thành phố Móng Cái, du lịch vùng biên đang trở thành một mũi nhọn để phát triển kinh tế.
Móng Cái có bãi biển Trà Cổ, Mũi Sa Vĩ bình yên, có khu kinh tế cửa khẩu nhộn nhịp. Vì vậy trong những năm gần đây Móng Cái quan tâm đặc biệt đến phát triển du lịch. Bằng cách xây dựng các đề án phát triển sản phẩm du lịch và đưa vào hoạt động hiệu quả.
Doanh thu dịch vụ đạt 2.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước đạt 170.840 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2016 tổng khách du lịch thăm quan thành phố đạt 949.773 lượt khách tăng 88,5% so với cùng kỳ. Trong đó khách qua đêm đạt 113.631 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ, đặc biệt xuất nhập cảnh đạt 836.143 lượt, tăng 100% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng bứt phá trên khẳng định đường lối đúng đắn, sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền, lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của thành phố Móng Cái.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cụ thể như: Du lịch biên giới, du lịch cửa khẩu, và phát triển các sản phẩm bổ trợ như: Nghỉ dưỡng, ẩm thực, thăm quan… đồng thời tăng cường công tác quản lý cấp ủy Đảng, thực hiện tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại, đánh giá, tổng hợp các nguồn tài nguyên trên địa bàn để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch,tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu và đầu tư thỏa đáng, thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá du lịch gắn liền với xúc tiến đầu tư thương mại trong và ngoài nước.
Vì vậy trong giai đoạn năm 2013 – 2016, hoạt động du lịch của Móng Cái có những bước chuyển mình đột phá, và khởi sắc mạnh mẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, xây dựng được hình ảnh du lịch của thành phố, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Kết quả cụ thể: Từ năm 2013 – 2015 tổng lượng khách đến thăm quan du lịch tại thành phố Móng Cái đạt 2.367.920 lượt khách (riêng năm 2015 đạt 1 triệu lượt khách).
Nỗ lực tập trung sản xuất ngư nghiệp
Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Với các chính sách hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp và hộ gia đình đều có điều kiện mở rộng đầu tư, tham gia sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao hơn, vì vậy sau 6 tháng đầu năm 2016 kinh tế ngư nghiệp có sức bật mạnh mẽ tạo nên thế mạnh vùng kinh tế đặc trưng ven biển của thành phố, với hàng nghìn hộ dân trực tiếp tham gia sản xuất chủ yếu là cá song, cá rô phi, tôm thẻ chân trắng… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Móng Cái có lợi thế bờ biển chạy dài nên thuận lợi cho phát triển sản xuất ngư nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất ngư nghiệp được Ủy ban thành phố hết sức quan tâm, lấy sản xuất ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Theo đó, thuỷ sản sẽ được phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần theo hướng công nghiệp hoá, sản xuất hàng hoá gắn với phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, hướng mạnh xuất khẩu. Nhận thấy tiềm năng thế mạnh của vùng ven biển, giá trị kinh tế của sản xuất ngư nghiệp, đồng thời Móng Cái là nơi có nguồn nhân lực dồi dào nên các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Móng Cái đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các hộ cá thể tham gia sản xuất.
Kinh tế cửa khẩu ngày càng sôi động và phát triển
Từ năm 2006 đến nay, xuất nhập khẩu tiếp tục đạt được kết quả khả quan cả về kim ngạch, thị trường và cơ cấu mặt hàng. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng tới 70 quốc gia và vùng lãnh thổ; cơ cấu mặt hàng tiếp tục chuyển dịch nhanh hơn từ loại hàng hóa có giá trị kinh tế thấp sang giá trị kinh tế cao và đa dạng chủng loại hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu 10 năm gần đây cao gấp 3 lần giai đoạn 20 năm trước đó. Riêng năm 2013 đạt 1,85 tỷ USD, gấp 2,12 lần so với năm 2005.
Nhập khẩu giai đoạn này có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai và hoạt động của các dự án có quy mô lớn. Năm 2013, nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, gấp 3,1 lần so với năm 2005. Quảng Ninh nhập khẩu được nhiều thiết bị, công nghệ có chất lượng, giúp cho việc đầu tư các dự án lớn, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, ổn định thị trường, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, dịch vụ thương mại quốc tế phát triển ngày càng mạnh hơn, tiếp tục khẳng định rõ nét loại hình dịch vụ này và là mũi nhọn trong thương mại quốc tế của tỉnh.
Ảnh minh họa
Kinh tế cửa khẩu ngày càng trở nên sôi động và phát triển, thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, cảng biển. Lợi thế này không phải tỉnh biên giới nào cũng có được. Đây là điều kiện quan trọng để tỉnh thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch với Trung Quốc nói riêng, các nước trong khu vực nói chung. Đặc biệt, từ khi Chính phủ "áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái", kinh tế cửa khẩu của Tỉnh ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng, là cơ sở tạo đà, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác tại địa phương biên giới, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt hơn là quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững.
Hoạt động xuất - nhập khẩu đã đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh, với trên 2.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, thương mại biên giới đã tác động rõ nét đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trở thành kênh tiêu thụ hàng hóa hiệu quả cho khu vực sản xuất trong tỉnh. Thương mại dịch vụ biên giới hiện nay đã góp 50% GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Thuỳ Linh
Ký sự Lào Cai - Một lần đến với cửa khẩu biên giới
VITIC-Thành phố Lào Cai được thành lập từ năm 2004 với 12 phường, xã. Từ trên cao nhìn xuống, cảnh quan thành phố nằm gọn trong vùng trũng của những dãy đồi núi. Đây là thành phố duy nhất có cửa khẩu với đường bộ, đường sắt, đường thủy ở nước ta giáp với đường biên giới phía Tây Nam Trung Quốc.
Ngày hỏi: 29/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Chúng tôi đến với Lào Cai bằng con đường cao tốc qua cầu Nhật Tân. Lào Cai chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ và không khí dịu mát khác hẳn cái nóng bức của Hà Nội vào những ngày hè. Trong chuyến công tác lần này, tôi có dịp được đến thăm cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm trên địa bàn phường Lào Cai của thành phố cùng tên này. Cách cửa khẩu khoảng 1,5 cây số là chợ Cốc Lếu, một khu chợ sầm uất với đủ mọi loại mặt hàng, từ hoa quả, thảo dược đến các thiết bị điện tử, túi xách, giầy dép, đồ chơi trẻ em. Từ chợ Cốc Lếu đến cửa khẩu, chúng tôi phải đi qua cây cầu có chung tên với khu chợ sần uất này, cầu Cốc Lếu. Đi men theo bờ sông Hồng, tôi thấy được dãy phố rất khang trang, tuy nhiên lại khá bình lặng và yên tĩnh. Càng gần đến cửa khẩu càng có nhiều những khách sạn, nhà trọ, quán ăn, cửa hàng bán lẻ.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Ảnh: Thanh Ngân
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm ở ngay ngã ba sông, một vị trí đẹp. Tại đây, nổi bất nhất là hai công trình Trung tâm quản lý cửa khẩu và Trung tâm thương mại. Được biết, Trung tâm quản lý cửa khẩu bắt đầu hoạt động từ năm 2002. Đây là nơi công tác của các cán bộ hải quan cửa khẩu và lực lượng biên phòng chuyên về xuất nhập cảnh. Cảnh làm việc ở đây khá nhộn nhịp với những người làm thủ tục hàng hóa hay xuất, nhập cảnh qua hai bộ phận song hành. Qua trao đổi với một cán bộ biên phòng, tôi đc biết, vào những ngày cuối tuần, lượng khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu khá đông đảo. Hầu hết là khách du lịch tự do qua lại cửa khẩu trong thời gian ngắn. Đa phần họ đến thị trấn Hà Khẩu bên kia sông để tham quan và mua sắm trong một ngày rồi về. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản , thủy hải sản, hoa quả tươi, các mặt hàng tiêu dùng như giầy dép, đồ nhựa, bánh kẹo,..., nguyên vật liệu. Hàng nhập khẩu chủ yếu ở đây là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất,.... Khu Trung tâm thương mại có lẽ là nơi nhộn nhịp nhất, người dân hay khách du lịch đi lại khá tấp nập, các cửa hàng thương mại, các quán ăn, nước giải khát có nhiều khách ghe qua mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi.
Đến với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, chúng tôi không quên tìm đến với cột mốc biên giới đất liền 102 giữa tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Hà Khẩu của Trung Quốc. Cột mốc nằm trong khuôn viên đền mẫu, ngay cạnh cửa khẩu. Đây có lẽ là điểm thu hút khách du lịch đến chụp ảnh lưu niệm nhât bên cạnh cửa khẩu.
Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành - Ảnh: Thanh Ngân
Rời cửa khẩu quốc tế Lào Cai, chúng tôi lại lên đường để đến với cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành. Ấn tượng đầu tiên của tôi đó chính là công trình khu nhà liên ngành rất đồ sộ và hiện đại, được lắp đặt hệ thống camera giám sát, đảm bảo kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu qua khu vực, đứng hiên ngang nơi biên giới đối diện với nước bạn Trung Quốc. Cửa khẩu Kim Thành có bãi tập kết hàng rộng lớn, đảm bảo cho việc lưu thông của các xe tải chở hàng hóa đc thuận lợi, không bị ùn tắc. Cùng với hoạt động qua lại của dòng xe tải nối đuôi nhau ra vào cửa khẩu là không khí làm việc, hoạt động nghiệp vụ khẩn trương của các lực lượng chức năng, đảm bảo việc giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu được thuận lợi và nhanh chóng. Theo trao đổi với cán bộ quản lý ở đây, từ khi được đưa vào vận hành, thì hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành đã trở nên rất sôi động, các hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu khá đa dạng như là phân bón, nông sản, hoa quả tươi, , gỗ ván, thiết bị, máy móc,...Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành đi vào hoạt động tạo điều kiện trực tiếp thúc đẩy tiến độ đầu tư Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thành phố Lào Cai đang ngày càng chuyển mình. Với nhiều dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử và di sản văn hóa. Bên cạnh tiền năng về phát triển du lịch, Lào Cai còn là nơi giao thương, là cửa ngõ quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ nước ta luôn có những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển của của Thành phố Lào Cai nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu của Lao Cai nói riêng.
Quang Dũng
Việt Nam hỗ trợ 44 tỷ đồng xây Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 27/7, tại trụ sở Bộ Thương mại của Campuchia, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú và Quốc vụ khanh Bộ Thương Mại Campuchia Mao Thora đã ký Biên bản ghi nhớ triển khai dự án “Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia.”
Ngày hỏi: 28/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trên biên giới Việt Nam-Campuchia. (Ảnh: Kim Phương/TTXVN)
Dự lễ ký kết có Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư và đại diện một số bộ, ngành của hai nước.
Đây là dự án thực hiện theo biên bản thỏa thuận tại Kỳ họp lần thứ 13 của Ủy ban Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 11/2/2014.
Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tiềm năng, ưu thế của hai tỉnh biên giới Tây Ninh và Tbaung Khmum mở rộng giao thương buôn bán, xây dựng hệ thống phân phối, xuất nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho cư dân có chung đường biên giới giữa hai tỉnh.
“Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia” đầu tiên này được xây dựng trên diện tích đất gần 20.000m2 tại Khu Kinh tế đặc biệt Thary Tbaung Khmum, thuộc xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbaung Khmum của Campuchia; đối diện là cửa khẩu Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
“Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia” do Bộ Công thương Việt Nam làm chủ đầu tư, sẽ khởi công vào quý 4/2016 và dự kiến đến giữa năm 2018 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Dự án xây dựng chợ kiểu mẫu có tổng nguồn vốn đầu tư trên 44 tỷ đồng, do phía Chính phủ Việt Nam hỗ trợ không hoàn lại dành cho Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Chợ trên gồm các hạng mục nhà chợ chính một tầng; nhà ban quản lý chợ hai tầng, móng, khung bêtông cốt thép, xà gồ thép, mái lợp ngói và các hạng mục phụ trợ gồm kho chứa hàng, nhà bảo vệ, bãi để xe, nhà vệ sinh công cộng, trạm cung cấp nước, trạm điện và các công trình kỹ thuật khác./.
Hải quan Lạng Sơn: Siết chặt chống buôn lậu cuối năm
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua, một số đối tượng, DN đã lợi dụng sự thông thoáng về chính sách cư dân biên giới cũng như chính sách trong thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK để thực hiện các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại, trốn thuế…
Ngày hỏi: 25/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Công chức Hải quan Hữu Nghị kiểm tra hàng hóa, máy móc NK. Ảnh: H.Nụ
Để quản lý và kiểm soát chặt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong những tháng cuối năm, Hải quan Lạng Sơn đã tích cực nắm tình hình, thu thập thông tin, chú trọng tới các khu vực, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là đối với các DN có rủi ro cao, mặt hàng XNK có thuế suất cao, hàng cấm, hàng đã qua sử dụng.
Theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng cấm (pháo nổ), hàng hóa cấm NK và hàng hóa NK có điều kiện…
Bên cạnh đó, một số DN cũng lợi dụng chính sách thông thoáng về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK được hệ thống phân luồng xanh, vàng để khai báo sai về số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, xuất xứ, chính sách quản lý hàng hóa để thực hiện các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, với các mặt hàng nhỏ lẻ, các đối tượng thường thuê, khoán gọn người địa phương, cư dân biên giới, người lao động tự do vận chuyển hàng nhập lậu qua biên giới để vận chuyển vào nội địa. Các đối tượng cũng thường tập kết hàng hóa ở các điểm sát biên giới, lợi dụng đêm tối, thời gian nghỉ giao ca của các lực lượng chức năng để vận chuyển nhỏ lẻ hàng hóa qua các lối mòn, đường tắt hai bên cánh gà thuộc các cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma… sau đó dùng xe gắn máy vận chuyển, tập kết tại nhà dân, các kho hàng trong khu vực biên giới. Từ đây, các đối đối tượng đã mua hóa đơn giá trị gia tăng trôi nổi trên thị trường để hợp thức hàng nhập lậu và vận chuyển bằng tàu hỏa, ô tô vào nội địa tiêu thụ.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu qua cửa khẩu, Hải quan Lạng Sơn đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan liên ngành, cũng như phối hợp với một số huyện biên giới. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay cho hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đơn vị cũng tăng cường tuyên truyền hỗ trợ thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế nhằm giảm thiếu các sai phạm trong hoạt động XNK hàng hóa, tăng thu ngân sách nhà nước.
Trong đó, đơn vị đã chỉ đạo các chi cục thường xuyên thu thập thông tin về DN, đối tượng, hàng hóa XNK, tập trung vào nhóm mặt hàng có thuế suất cao, mặt hàng XNK có điều kiện, NK theo hạn ngạch, mặt hàng đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các DN có độ rủi ro cao. Với việc này, tính đến nay đơn vị đã phát hiện 6 phiếu chuyển giao thông tin, truy thu và phạt hành chính trên 453 triệu đồng. Đồng thời, đơn vị cũng áp dụng thực hiện thay đổi hình thức kiểm tra đối với các tờ khai xuất kinh doanh thuộc danh mục các mặt hàng cần tăng cường công tác quản lý đối với các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản, tiêu dùng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, do nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là trong những thời điểm giao mùa, dẫn đến nguy cơ nhập lậu các mặt hàng Trung Quốc và Việt Nam tăng cao, nhất là các nhóm hàng có thuế suất cao, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng may mặc, đồ dùng gia đình, thực phẩm, nguyên vật liệu sản xuất.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh, hiện nay, phía Trung Quốc đang quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa từ Việt Nam XK sang Trung Quốc qua các lối mở trên biên giới, gây cản trở nhiều cho hoạt động XNK hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản, hàng đông lạnh, hàng tạm nhập tái xuất. Đồng thời, phía Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh XK các mặt hàng đã qua sử dụng như: máy móc, thiết bị công nghiệp cũ, lạc hậu sang các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Do đó, nguy cơ các hành vi vi phạm về điều kiện, tiêu chuẩn NK đối với hàng NK là máy móc, thiết bị qua sử dụng có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng buôn lậu lợi dụng hệ thống thông quan tự động, lợi dụng các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư để thực hiện hành vi gian lận trong XNK hàng hóa như: khai sai tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa… nhằm buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Để quản lý chặt và kiểm soát chặt đối với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả, hàng cấm trong những tháng cuối năm, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong việc chia sẻ thông tin và tổ chức năng chặn, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm, gian lận thương mại…
Đồng thời, đơn vị lên kế hoạch chặt chẽ phối hợp với các lực lượng chức năng kiên quyết chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hàng cấm, hàng giả, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ vi phạm để răn đe. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiếp tục tập trung thu thập xử lý thông tin về DN, đối tượng, có độ rủi cao, nhóm hàng hóa XNK có thuế suất cao, hàng tiêu dùng, các mặt hàng quản lý chuyên ngành, hàng cấm, hàng đã qua sử dụng… kịp thời cảnh báo, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các lô hàng lậu lợi dụng thủ tục thông quan điện tử, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm, Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 190 vụ buôn lậu, gian lận thương mại; trị giá hàng hóa thu giữ trên 10 tỷ đồng. Điển hình, mới đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Chi Ma và Tổ công tác PA 61 (Công an Lạng Sơn) bắt giữ vụ vận chuyển 367 kg nguyên liệu thuốc bắc các loại từ Trung Quốc về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 26-5, Chi cục Hải quan Cốc Nam phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng Cốc Nam phát hiện bắt giữ đối tượng Đinh Văn Minh, sinh năm 1991, trú tại bản Phiêng Tiến, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vận chuyển trái phép 24 kg pháo nổ do Trung Quốc sản xuất.
Nguồn: baohiquan.vn
Thông tư số 10/2016/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số Điều của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân biên giới và cư dân biên giới.
Ngày hỏi: 01/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Thông tư áp dụng đối với: Thương nhân biên giới là thương nhân Việt Nam đăng ký hoạt động thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới Việt - Lào theo trình tự, thủ tục tại Thông tư này để được hưởng chính sách ưu đãi của Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào; Cư dân biên giới của Việt Nam và cư dân huyện biên giới của Lào; Doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh của Lào giáp biên giới Việt Nam; Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt - Lào.
Theo Thông tư, Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương nhân biên giới áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giớ của Thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân biên giới được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu theo Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào khi có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp.Thương nhân biên giới nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo quy định tại Điều 7 và Khoản 2 Điều 13 Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau: a) Xác nhận hàng hóa theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp; b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào được thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa và hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Thông tư số 54/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào được hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau: a) Xác nhận hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp; b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển nông thôn, miền núi
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.
Ngày hỏi: 15/06/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh: Minh hoạ
Theo đó, các dự án thuộc Chương trình được phân thành 2 nhóm: 1- Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý là dự án có quy mô lớn, kết quả dự kiến đạt được có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố; 2- Dự án ủy quyền cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý là dự án không thuộc quy định trên.
Việc phân nhóm các dự án trên do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn xác định danh mục các dự án thuộc Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.
Thông tư quy định, tổ chức chủ trì dự án là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo thực hiện dự án; có năng lực huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các nguồn lực khác thực hiện dự án; trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả dự án; có năng lực tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa hoặc tổ chức sản xuất hàng hóa tạo sinh kế cho người dân tại vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời, có trụ sở tại tỉnh, thành phố triển khai dự án trừ trường hợp đặc thù được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chấp thuận; không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN.
Chủ nhiệm dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau: Là người lao động thuộc Tổ chức chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp, có trình độ từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên về lĩnh vực công nghệ chuyển giao trong dự án và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác đối với người có trình độ đại học trở lên và ít nhất 5 năm đối với người có trình độ cao đẳng.
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có đủ lực lượng cán bộ khoa học làm chủ công nghệ được ứng dụng, có khả năng chuyển giao công nghệ; là chủ sở hữu công nghệ hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp công nghệ hoặc là Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra công nghệ được ứng dụng chuyển giao.
Công nghệ được lựa chọn để ứng dụng
Thông tư nêu rõ, công nghệ lựa chọn để ứng dụng chuyển giao đáp ứng các yêu cầu sau: Hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nơi thực hiện dự án và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương và mục tiêu của Chương trình; tiên tiến, có tính mới và hiệu quả hơn so với công nghệ hiện có đang áp dụng rộng rãi tại địa phương; đã có quy trình kỹ thuật ổn định, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tổ chức và người dân nơi thực hiện dự án.
Đồng thời, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được đánh giá, nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện chuyển giao.
Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Đối với dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 tháng.
Thông tin về dự án thuộc Chương trình được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Đơn vị quản lý kinh phí (http://www.miennui.most.gov.vn) hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/6/2016.
Nguồn: Minh Hoàng/ baochinhphu.vn
Kiến nghị Bộ Công thương chỉ cho phép và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến
Chính sách tạm nhập tái xuất đang vô tình giúp các DN Trung Quốc lách được thuế nhập khẩu và tạo bất lợi cho DN thủy sản Việt Nam. Vì thế, kiến nghị Bộ Công thương chỉ cho phép và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến, xuất khẩu và nhập nguyên liệu về để gia công xuất khẩu.
Ngày hỏi: 03/06/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu tân thanh (Ảnh: internet)
Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (Vasep) vấn đề gỡ vướng một số bất cập và vướng mắc của DN thủy sản, nhằm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19/2016.
Theo ông Nam, hiện nay các DN thủy sản đang phải chịu sự cạnh tranh quốc tế gay gắt với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Indosia, đặc biệt là Ấn Độ bởi các nước này có giá thành tốt hơn Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Bộ Công thương có chính sách tạm nhập, tái xuất nguyên liệu nông thủy sản qua biên giới hay còn gọi là chính sách biên mậu, gây cản trở sự phát triển cũng như nâng cao sức cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam.
Cụ thể theo ông Nam, chính sách tạm nhập tái xuất (TNTX) đang cho phép các DN Trung Quốc mua nguyên liệu tôm, cá… cùng các thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm và rau, củ quả khác đều nhập khẩu vào cảng Hải Phòng; sau đó vận chuyển lên biên giới để xuất sang Trung Quốc theo chính sách hàng biên mậu của Việt Nam, Trung Quốc.
Theo ý kiến phản ánh của một số DN thủy sản, chính sách này đang vô tình giúp các DN Trung Quốc lách được thuế nhập khẩu. Nguồn tôm, cá đó lại được biến thành nguồn tôm, cá của Trung Quốc. Các DN Trung Quốc không chỉ hoàn thuế VAT khi xuất khẩu, mà họ còn có thể kê khai tăng số lượng. chính vì thế mà họ bán tôm, cá, nước… sang Mỹ, Nhật, EU giá rẻ hơn, làm phá giá thị trường, cạnh tranh không lành mạnh.
Vì thế, để hạn chế thiệt hại cho các DN thủy sản Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thủy sản, Vasep kiến nghị Bộ Công thương xem xét trình Chính phủ bỏ chính sách TNTX này, chỉ cho phép và khuyến khích nhập nguyên liệu về để chế biến, xuất khẩu và gia công xuất khẩu.
Ngoài ra, đối với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, ông Nam cho rằng cần có cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Đơn cử như một số quy định của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu, gồm hoạt động "thẩm tra" của Nhà nước, lô hàng sản xuất với nhiều tiêu chí ràng buộc...
Bên cạnh đó, "các bộ, ngành cũng cần đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long để có các biện pháp nhằm cân đối ba yếu tố thời vụ thả nuôi, sản xuất giống, sản xuất thức ăn nhằm tránh tình trạng thiếu thừa dẫn đến tăng cao giá thành sản xuất nguyên liệu, sản lượng thu hoạch và chất lượng nguyên liệu thủy sản", ông Nam đề xuất./.
Ngọc Oanh
Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào được ký kết với mục tiêu dành ưu đãi đặc thù cho thương mại viên giới giữa hai bên.
Bộ Công Thương vừa công bố toàn văn Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Ngày hỏi: 09/05/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (Ảnh: nguồn moit.gov)
Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào được ký kết trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết đặc biệt, cùng với các lợi ích và quan hệ khu vực chung của hai Bên. Nhắc lại Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 03 tháng 3 năm 2015 và Hiệp định về Hợp tác Song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 01 năm 2015; Mong muốn phát triển thương mại biên giới để tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước và nâng cao đời sống của người dân sinh sống trong vùng biên giới của hai nước; Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước được ký kết với mục tiêu dành ưu đãi đặc thù cho thương mại viên giới giữa hai Bên, góp phần thúc đẩy kim nagchj thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại và hội nhập khu vực ASEAN và Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng (GMS). Phát triển các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Lào trở thành những của ngõ và cầu nối trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực và thế giới cũng như phục vụ thuận lợi hóa thương mại trong khu vực. Tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Thúc đẩy mối quan hệ chặc chẽ giữa các tỉnh biên giới hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa, góp phần xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước trở thành đường biên giới của giao lưu, hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, v.v...
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 02 tháng 1 năm 2016.