Xuất khẩu gạo “dậm chân tại chỗ”

Đánh giá (1) :
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong tháng 8, thị trường xuất khẩu gạo vẫn ‘dậm chân tại chỗ’ do không có nhu cầu nhập khẩu gạo mới từ cả thị trường truyền thống và các thị trường khác.



Ảnh: ST

Theo  đó, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước, ngoài yếu tố thị trường trầm lắng còn có thể do nguồn cung hạn chế vì thiệt hại trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn vừa qua.

Vài năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu của hạt gạo Việt Nam liên tiếp thu hẹp, bị cạnh tranh gay gắt vì các nước tăng cường sản xuất gạo. Đáng nói, trong khi các nước sản xuất gạo chất lượng cao thì Việt Nam vẫn mải miết sản xuất gạo năng suất cao, phẩm cấp thấp. Điều này khiến cho giá và lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh.

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá xuất khẩu gạo trong tháng 7 sang tất cả các thị trường đều bị sụt giảm về kim ngạch so với tháng 6, nhưng có một số thị trường tuy lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng trị giá vẫn giảm do giá xuất khẩu thấp như: xuất sang Malaysia tăng tới 660% về lượng, nhưng trị giá lại giảm 568%; xuất sang Nam Phi tăng 1.606% về lượng, nhưng giảm 1.252%; xuất sang Indonesia tăng 1.019% về lương nhưng giảm 834% về trị giá. 



Ảnh: ST

Nguyên nhân xuất khẩu giảm là do thiếu nhu cầu mua từ các thị trường nhập khẩu gạo chính, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu Châu Phi lại quan tâm nhiều tới những phân khúc gạo có giá rẻ hơn, như gạo cũ Thái Lan hiện đang có giá rất cạnh tranh.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 450 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 36% thị phần. 7 tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm 21,6% về khối lượng và giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 10,6% thị phần. Các thi ̣trường có giá trị giảm mạnh là Philippine (66,4%), Malaysia (54,5%), Singapore (36,3%) và Hoa Kỳ (37,6%).


Thùy Linh

 

Ý kiến bạn đọc 0 lượt xem, 0 lượt bình luận

{0}
    {1}

Cổng thông tin hỏi đáp và hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công Thương.

Bản quyền thuộc về: Sở Công Thương Thái Nguyên

Địa chỉ: Số 366/1 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ - T.P Thái Nguyên.
Điện thoại:Văn phòng Sở Công Thương: 0208.3855.255