Nói đến Hà Giang chắc hẳn ai cũng nghĩ đến sản phẩm cam sành, một loại quả ngọt, thơm đặc trưng của Hà GiangĐánh giá (1) :
Nói đến Hà Giang chắc hẳn ai cũng nghĩ đến sản phẩm cam sành, một loại quả ngọt, thơm đặc trưng và rất ít sử dụng các loại thuốc bảo quản. Tuy nhiên cam được tiêu thụ phần lớn là do người nông dân tự tìm kiếm thị trường mà chưa có thị trường ổn định. Xác định được điều đó, những năm gần đây, Sở Công thương đã tích cực xúc tiến, quảng bá cam sành Hà Giang đến với người tiêu dùng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, đưa cam sành thâm nhập thị trường, từng bước tìm đầu ra ổn định.
Tuy giá trị, chất lượng của cam sành Hà Giang đang được cải thiện rõ nét, nhưng quả cam sành Hà Giang không còn độc tôn trên thị trường, mà có sự cạnh tranh rất lớn từ các loại cam khác như cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Trung Quốc, cam Vinh... Thị trường cam sành của Hà Giang vẫn còn thu hẹp, chưa ổn định đầu ra, nên thu nhập về sản phẩm cam vẫn còn bấp bênh, phụ thược nhiều vào thị trường trong nước. Để tìm kiếm thị trường ổn định cho cam sành, tỉnh ta đã giao các sở, ngành liên quan tập trung xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Trong năm 2015 – 2016, ngành Công thương đã có những giải pháp cụ thể, tập trung công tác tuyên truyền, quảng bá, cập nhật các hình ảnh, thông tin về sản phẩm cam sành trên các phương tiện thông tin; in ấn catalog, tờ rơi, tập gấp phục vụ cho du khách tới tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh sang thị trường Trung Quốc; trưng bày sản phẩm cam sành tại Hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng”... Về hoạt động xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến Công – Xúc tiến Công thương đã tham gia mở các gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm cam sành tại các hội chợ lớn, các kỳ hội nghị quốc tế trong nước như: Đại hội đồng Liên nghị viện thế giới lần thứ 132, được tổ chức tại Hà Nội, đã giới thiệu hiệu quả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, đặc biệt làm cam sành được nhiều đại biểu trong nước, quốc tế biết đến; tổ chức quảng bá sản phẩm cam sành Vietgap tại Hội chợ mỗi xã, phường một sản phẩm tại tỉnh Quảng Ninh... Đặc biệt, trong quý I, năm 2016, ngành Công thương sẽ liên hệ, làm việc với các Sở Công thưởng của các tỉnh phía Bắc, tìm địa điểm cụ thể để giới thiệu và bán sản phẩm cam sành Hà Giang; làm việc trực tiếp với các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối ở Hà Nội để đưa cam sành vào trưng bày, quảng bá; tổ chức Hội chợ cam sành quy mô cấp tỉnh... Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VXI đề ra, cây cam là một trong năm sản phẩm cây con chủ lực, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Việc thúc đẩy, phát triển lại vùng cam sành đang là hướng đi đúng đắn của tỉnh trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, kinh tế cho người nông dân. Cùng với đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm cam sành cũng khá quan trọng, với những giải pháp cụ thể mà ngành Công thương đã làm và định hướng trong thời gian tới, tin tưởng rằng giá trị cam sành Hà Giang ngày càng được nâng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhiều người tiêu dùng biết đến, lựa chọn. Cùng chuyên mục
Mới cập nhật
|
{0}
|
Cổng thông tin hỏi đáp và hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công Thương.
Bản quyền thuộc về: Sở Công Thương Thái Nguyên
Địa chỉ: Số 366/1 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ - T.P Thái Nguyên.
Điện thoại:Văn phòng Sở Công Thương: 0208.3855.255
Biên tập và quản trị nội dung: Thanh tra Sở Công Thương
Số 366/1 đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ - T.P Thái Nguyên.
Email: socongthuong@thainguyen.gov.vn
Hotline: 0983.331.667
Ý kiến bạn đọc 0 lượt xem, 0 lượt bình luận