Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 40/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai,
Ngày 22/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 40/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Theo đó Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt.
Ngày hỏi: 28/09/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II (Kim Thành)
Cụ thể, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai sau khi điều chỉnh có tổng diện tích là 15.929,8 ha, có địa giới hành chính xác định cụ thể như sau: Thành phố Lào Cai: Phường Lào Cai; phường Phố Mới; phường Duyên Hải; các thôn Hồng Sơn, Sơn Mãn 1, Sơn Mãn 2 thuộc xã Vạn Hòa; các thôn Làng Đen, Kim Thành, Lục Cẩu thuộc xã Đồng Tuyển; Huyện Bảo Thắng: Các thôn Nậm Sò, Km8, Bản Quẩn thuộc xã Bản Phiệt; Huyện Bát Xát: Các thôn Kim Thành 1, Kim Thành 2, Làng Hang, An Quang thuộc xã Quang Kim; Tân Hồng, Châu Giàng, Hải Khê, Bản Qua, Bản Vền, Bản Vai, Coóc Cài thuộc xã Qua; Km0, Mường Đơ, Đội 1, Đội 2, Đội 3 thuộc xã Bản Vược; Tân Tiến, Phố Mới 1, Phố Mới 2 thuộc xã Trịnh Tường; Mnh Trang, Tân Giang, Bản Trang thuộc xã Cốc Mỳ; Ngam Xá, Ma Cò, Cửa Suối thuộc xã Nậm Chạc; Nậm Mít, Tùng Sáng, Lũng Pô 1, Lũng Pô 2, Pạc Tà, Sa Pả thuộc xã A Mú Sung; Séo Phìn Chư, Khu Chu Lìn thuộc xã A Lù; Chin Chu Lìn thuộc xã Ngải Thầu; Hồng Ngài, Sim San 1, Sín Chải 1 thuộc xã Y Tý; Huyện Mường Khương: Thị trấn Mường Khương; các thôn Lao Tô, Vú Xà, Na Măng, Lũng Thắng thuộc xã Tả Gia Khâu; Dìn Chin 2, Ngải Thầu 2, Lùng Sán Chồ thuộc xã Dìn Chin; Lồ Cố Chin, Tả Lùng Thắng, Xà Chải, Sín Chải, Pha Long 1, Pha Long 2, Lao Táo thuộc xã Pha Long; Sín Chải A, Sín Chải B, Thàng Chư Pến, Lùng Vùi, Bản Phố thuộc xã Tả Ngài Chồ; Séo Tủng, Cán Hồ, Tung Chung Phố thuộc xã Tung Chung Phố; Pạc Po, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương thuộc xã Bản Lầu; Lao Chải, Thôn Mới, Gia Khâu B, Sấn Pản thuộc xã Nậm Chảy; Cốc Lầy thuộc xã Lùng Vai; Huyện Si Ma Cai: Các thôn Hóa Chư Phùng, Lũng Choáng, Sảng Chải 5 thuộc xã Nàn Sán; Na Cáng, Sín Chải thuộc xã Si Ma Cai; Lù Dì Sán thuộc xã Sán Chải.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan; khu cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, dân cư và các khu chức năng khác phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của địa phương. Quy mô, vị trí từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
Khu kinh tế hoạt động theo các quy định hiện hành của pháp luật về Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.Việc bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với các nhà đầu tư do thay đổi ranh giới địa lý theo quy định tại Quyết định này được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật đầu tư năm 2014 và Điều 3 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015.
Năm 2003, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai được đầu tư mở rộng lên 7.917 ha. Nhưng so với thực tế phát triển hiện nay còn chưa tương xứng và chưa thể hiện đúng vai trò, vị thế của mình. Nhất là việc thực hiện trung chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics sau khi hệ thống giao thông Côn Minh – Hải Phòng được kết nối đồng bộ.
Tổng số tiền dành cho việc đầu tư các hạng mục theo Đề án mở rộng, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là trên 36.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách địa phương chỉ khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, còn nguồn vốn ngân sách Trung ương là trên 7.600 tỉ đồng, vốn ODA 1.500 tỉ đồng, nguồn vốn khác khoảng 26.800 tỉ đồng.
Dự kiến sau khi KKT cửa khẩu Lào Cai đi vào hoạt động sẽ giúp tỉnh này tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Lào Cai đến năm 2020 đạt 12-13%, còn GDP đầu người phấn đấu đạt 3.700 USD.
Quang Chiến
Lai Châu: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới
Lai Châu có đường biên giới giáp danh với Trung Quốc dài hơn 2.000km, trên tuyến có các cửa khẩu Ma Lù Thàng, U Ma Tu Khoòng và nhiều lối mở trực tiếp giao lưu với thị trường khá rộng lớn là tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.
Ngày hỏi: 29/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Cửa khẩu Ma Lù Thàng Lai Châu
Chính vì lợi thế này ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép cửa khẩu Ma Lù Thàng được áp dụng chính sách Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) biên giới tại Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 61/2002/QĐ-UBND ngày 2/10/2002 phê duyệt Dự án tổng thể Phát triển Khu KTCK Ma Lù Thàng gồm các xã: Ma Ly Pho, Mường So, Huổi Luông; Quyết định 2212/QĐ-UBND ngày 4/12/2002 quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công trình thiết yếu khu cửa khẩu Ma Lù Thàng. Hệ thống bến bãi vận tải, giao nhận hàng hóa, kho tập kết hàng hóa, hạ tầng thương mại phục vụ biên mậu tại cửa khẩu được quy hoạch đồng bộ, khu đầu mối cửa khẩu có tổng diện tích 43ha được phân ra thành các khu chức năng. Gồm khu đất thương mại dịch vụ 7,12ha; khu đất dân cư và đất khối cơ quan 5,9ha; đất doanh nghiệp 3,2ha; đất các công trình hạ tầng kỹ thuật 2,6ha; khu đất nhà hàng - dịch vụ 2,1ha; đất dự trữ, đất dùng cho giao thông, cây xanh 9,1ha và 12,88ha đất khác.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển tại Khu KTCK, tỉnh Lai Châu đã tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ Xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong đó có tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc), thu hút trên 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia. Phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh làm việc với các doanh nghiệp của Trung Quốc, tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với Sở Thương mại, Cục biên mậu tỉnh Vân Nam, Cục biên mậu châu Hồng Hà và các ngành hữu quan huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Bốc dỡ hàng hoá tại cửa khẩu
Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực của các ngành chức năng tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2007-2015 đạt 80,3 triệu USD, riêng năm 2015 đạt 8,71 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu gồm các thiết bị thủy điện, thiết bị điện và hàng hóa tiêu dùng thông thường khác. Tổng thu thuế xuất, nhập khẩu, phí, lệ phí giai đoạn 2007-2015 đạt 146,658 tỷ đồng (thuế: 140,158 tỷ đồng; phí, lệ phí: 6,5 tỷ đồng), bình quân đạt 16,295 tỷ đồng/năm; năm 2015 đạt 26,132 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2010 và gần 4,5 lần so với năm 2007.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển Khu KTCK Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng từ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư như: hệ thống giao thông, điện, nước, trạm kiểm soát liên hợp, trung tâm thương mại, trụ sở làm việc, sân đường nội bộ, nâng cấp quốc lộ 12… phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển. Mạng lưới kinh doanh mở rộng, hiện có 5 chợ biên giới, cách đường biên giới từ 5-20km, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và quan hệ truyền thống lâu đời giữa cư dân hai bên biên giới.
Nhằm phát triển các dịch vụ thương mại, đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ công, tỉnh đã thành lập Đội Quản lý khai thác cửa khẩu thuộc Ban Quản lý Khu KTCK, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý việc kinh doanh – dịch vụ, quản lý khai thác cơ sở hạ tầng; Doanh nghiệp tư nhân Xuất nhập khẩu Xuân Tính được cấp phép đầu tư các dịch vụ kho bãi và đại lý thủ tục hải quan... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo làm tốt công tác đối ngoại biên phòng và ngoại giao Nhân dân. Tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới; tổ chức hội đàm cấp tỉnh 18 lần, đại diện biên giới 8 lần, cấp đồn Biên phòng 168 lần, gửi 560 và nhận 560 thư trao đổi. Tổ chức kết nghĩa 3 cặp đồn – trạm và 1 cặp bản (bản Pô Tô – bản Cửa Cải). Tăng cường công tác đối ngoại thông qua các cuộc hội đàm, giao ban định kỳ; tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát người, hàng và phương tiện xuất nhập qua cửa khẩu biên giới. An ninh chính trị cơ bản ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỉnh Lai Châu cũng sẽ tiếp tục phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển KTCK, đưa KTCK trở thành động lực thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển, góp phần xây dựng miền biên cương Tổ quốc ngày càng giàu đẹp.
Quang Chiến
Xuất khẩu nông sản nửa đầu năm 2016
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gian qua tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn khá thấp so với Thái Lan
Ngày hỏi: 26/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh: st
Với các mặt hàng trái cây thời gian tiêu thụ ngắn, vì vậy, Trung Quốc được xem là thị trường thuận lợi vì nằm sát Việt Nam. Nhiều mặt hàng hoa quả như vải, thanh long Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích hơn sản phẩm cùng loại được trồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại có nhiều chính sách biên mậu khiến nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điển hình nhất là mặt hàng gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 54% thị phần của thị trường này, tuy nhiên thương nhân Trung Quốc hầu hết thu mua tiểu ngạch để tránh thuế nên việc xuất khẩu của ta gặp nhiều rủi ro.
Việc nắm bắt thông tin ngay tại vùng biên giới là yếu tố rất quan trọng để điều tiết lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa ra thông điệp sẽ xiết chặt hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch để chống buôn lậu, đồng thời họ sẽ tăng cường giám sát chất lượng, kiểm soát đầu mối được phép nhập vào Trung Quốc, giám sát nhà máy chế biến, sản xuất. Do vậy, điều cần thiết nhất vẫn là cải thiện chất lượng nông, lâm, thủy sản và doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống phân phối một cách bài bản bắt đầu từ các khâu trong nước, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống phân phối tại chính thị trường nội địa Trung Quốc.
Quang Dũng
Tín hiệu đáng mừng nhất cá ngừ Việt Nam.
Thị trường cá ngừ thế giới ổn định trở lại sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường ASEAN đạt 21 triệu USD, tăng 24,5%; sang Trung Quốc đạt 12,2 triệu USD,
Ngày hỏi: 08/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Chế biến cá ngừ xuất khẩu: Ảnh sưu tầm
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 100% 6 tháng đạt 12,2 triệu USD, tăng đột biến so với cùng kỳ và thị trường trường ASEAN đạt 21 triệu USD, tăng 24,5%; tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thị trường cá ngừ thế giới rơi vào ảm đạm giai đoạn nửa đầu năm.
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu vào một số thị trường truyền thống như trọng điểm Mỹ và EU vẫn là hai thị trường có tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất cá ngừ Việt Nam, lần lượt là 41% và 23%. Có xu giảm nhẹ từ 0,2% đến 10,5%.
Theo nhận định của Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, tình hình xuất khẩu không ổn định do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thị trường nhập khẩu giảm nhu cầu nhưng lại khắt khe hơn khi đặt ra các quy định mới về chất lượng. Điển hình trong số đó là thiếu nguyên liệu, hiện sản phẩm cá ngừ vằn nguyên miếng chế biến sẵn không ngâm dầu xuất sang EU do thuế cao, giá thấp nên khả năng cạnh tranh với sản phẩm và thị trường này không cao.
Tại thị trường Nhật Bản cũng xảy ra tương tự, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ Việt Nam khoảng 6,4-7,2%, trong khi hai quốc gia là Thái Lan và Philippines được hưởng mức thuế 0%. Mặt khác với công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác của ngư dân Việt Nam còn hạn chế thêm vào đó đồng yên yếu cũng đẩy giá nhập khẩu các mặt hàng lên cao và mặt hàng cá hồi giá thấp cũng khiến vị con cá ngừ Việt Nam giảm sức cạnh tranh.
Cũng theo Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam Vasep dự báo, quý III/2016, thị trường cá ngừ thế giới ổn định trở lại sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc hơn ở những thị trường mới nổi. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và EU tăng cao. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 123 triệu USD,
Quang Chiến
Móng Cái đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nằm ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc. Giao thương hàng hóa giữa Móng Cái với khu vực vùng biên của Trung Quốc luôn sôi động và phát triển ngày càng mạnh mẽ trong nhiều năm qua.
Ngày hỏi: 04/08/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Ảnh minh họa
Đây là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, có vai trò chiến lược quan trọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại với đầy đủ cửa khẩu quốc tế trên biển và trên bộ, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.
Móng Cái là thành phố vùng biên thuộc tỉnh Quảng Ninh, là cửa ngõ thông thương biên giới Việt – Trung. Với đường biên giới trên biển và đất liền hơn 70km là tiềm năng để Móng Cái tạo đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội.
Phát triển du lịch vùng biên thành kinh tế mũi nhọn
Song song với sự thay đổi về nhu cầu hàng hóa của phía Trung Quốc và cùng với chiến lược phát triển mới của thành phố Móng Cái, du lịch vùng biên đang trở thành một mũi nhọn để phát triển kinh tế.
Móng Cái có bãi biển Trà Cổ, Mũi Sa Vĩ bình yên, có khu kinh tế cửa khẩu nhộn nhịp. Vì vậy trong những năm gần đây Móng Cái quan tâm đặc biệt đến phát triển du lịch. Bằng cách xây dựng các đề án phát triển sản phẩm du lịch và đưa vào hoạt động hiệu quả.
Doanh thu dịch vụ đạt 2.000 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước đạt 170.840 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2016 tổng khách du lịch thăm quan thành phố đạt 949.773 lượt khách tăng 88,5% so với cùng kỳ. Trong đó khách qua đêm đạt 113.631 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ, đặc biệt xuất nhập cảnh đạt 836.143 lượt, tăng 100% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng bứt phá trên khẳng định đường lối đúng đắn, sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền, lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của thành phố Móng Cái.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cụ thể như: Du lịch biên giới, du lịch cửa khẩu, và phát triển các sản phẩm bổ trợ như: Nghỉ dưỡng, ẩm thực, thăm quan… đồng thời tăng cường công tác quản lý cấp ủy Đảng, thực hiện tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại, đánh giá, tổng hợp các nguồn tài nguyên trên địa bàn để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch,tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu và đầu tư thỏa đáng, thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá du lịch gắn liền với xúc tiến đầu tư thương mại trong và ngoài nước.
Vì vậy trong giai đoạn năm 2013 – 2016, hoạt động du lịch của Móng Cái có những bước chuyển mình đột phá, và khởi sắc mạnh mẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, xây dựng được hình ảnh du lịch của thành phố, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Kết quả cụ thể: Từ năm 2013 – 2015 tổng lượng khách đến thăm quan du lịch tại thành phố Móng Cái đạt 2.367.920 lượt khách (riêng năm 2015 đạt 1 triệu lượt khách).
Nỗ lực tập trung sản xuất ngư nghiệp
Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Với các chính sách hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp và hộ gia đình đều có điều kiện mở rộng đầu tư, tham gia sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao hơn, vì vậy sau 6 tháng đầu năm 2016 kinh tế ngư nghiệp có sức bật mạnh mẽ tạo nên thế mạnh vùng kinh tế đặc trưng ven biển của thành phố, với hàng nghìn hộ dân trực tiếp tham gia sản xuất chủ yếu là cá song, cá rô phi, tôm thẻ chân trắng… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Móng Cái có lợi thế bờ biển chạy dài nên thuận lợi cho phát triển sản xuất ngư nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất ngư nghiệp được Ủy ban thành phố hết sức quan tâm, lấy sản xuất ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Theo đó, thuỷ sản sẽ được phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần theo hướng công nghiệp hoá, sản xuất hàng hoá gắn với phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, hướng mạnh xuất khẩu. Nhận thấy tiềm năng thế mạnh của vùng ven biển, giá trị kinh tế của sản xuất ngư nghiệp, đồng thời Móng Cái là nơi có nguồn nhân lực dồi dào nên các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Móng Cái đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các hộ cá thể tham gia sản xuất.
Kinh tế cửa khẩu ngày càng sôi động và phát triển
Từ năm 2006 đến nay, xuất nhập khẩu tiếp tục đạt được kết quả khả quan cả về kim ngạch, thị trường và cơ cấu mặt hàng. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng tới 70 quốc gia và vùng lãnh thổ; cơ cấu mặt hàng tiếp tục chuyển dịch nhanh hơn từ loại hàng hóa có giá trị kinh tế thấp sang giá trị kinh tế cao và đa dạng chủng loại hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu 10 năm gần đây cao gấp 3 lần giai đoạn 20 năm trước đó. Riêng năm 2013 đạt 1,85 tỷ USD, gấp 2,12 lần so với năm 2005.
Nhập khẩu giai đoạn này có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai và hoạt động của các dự án có quy mô lớn. Năm 2013, nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, gấp 3,1 lần so với năm 2005. Quảng Ninh nhập khẩu được nhiều thiết bị, công nghệ có chất lượng, giúp cho việc đầu tư các dự án lớn, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, ổn định thị trường, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, dịch vụ thương mại quốc tế phát triển ngày càng mạnh hơn, tiếp tục khẳng định rõ nét loại hình dịch vụ này và là mũi nhọn trong thương mại quốc tế của tỉnh.
Ảnh minh họa
Kinh tế cửa khẩu ngày càng trở nên sôi động và phát triển, thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, cảng biển. Lợi thế này không phải tỉnh biên giới nào cũng có được. Đây là điều kiện quan trọng để tỉnh thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch với Trung Quốc nói riêng, các nước trong khu vực nói chung. Đặc biệt, từ khi Chính phủ "áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái", kinh tế cửa khẩu của Tỉnh ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng, là cơ sở tạo đà, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác tại địa phương biên giới, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt hơn là quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững.
Hoạt động xuất - nhập khẩu đã đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh, với trên 2.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, thương mại biên giới đã tác động rõ nét đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trở thành kênh tiêu thụ hàng hóa hiệu quả cho khu vực sản xuất trong tỉnh. Thương mại dịch vụ biên giới hiện nay đã góp 50% GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Thuỳ Linh
Ký sự Lào Cai - Một lần đến với cửa khẩu biên giới
VITIC-Thành phố Lào Cai được thành lập từ năm 2004 với 12 phường, xã. Từ trên cao nhìn xuống, cảnh quan thành phố nằm gọn trong vùng trũng của những dãy đồi núi. Đây là thành phố duy nhất có cửa khẩu với đường bộ, đường sắt, đường thủy ở nước ta giáp với đường biên giới phía Tây Nam Trung Quốc.
Ngày hỏi: 29/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Chúng tôi đến với Lào Cai bằng con đường cao tốc qua cầu Nhật Tân. Lào Cai chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ và không khí dịu mát khác hẳn cái nóng bức của Hà Nội vào những ngày hè. Trong chuyến công tác lần này, tôi có dịp được đến thăm cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm trên địa bàn phường Lào Cai của thành phố cùng tên này. Cách cửa khẩu khoảng 1,5 cây số là chợ Cốc Lếu, một khu chợ sầm uất với đủ mọi loại mặt hàng, từ hoa quả, thảo dược đến các thiết bị điện tử, túi xách, giầy dép, đồ chơi trẻ em. Từ chợ Cốc Lếu đến cửa khẩu, chúng tôi phải đi qua cây cầu có chung tên với khu chợ sần uất này, cầu Cốc Lếu. Đi men theo bờ sông Hồng, tôi thấy được dãy phố rất khang trang, tuy nhiên lại khá bình lặng và yên tĩnh. Càng gần đến cửa khẩu càng có nhiều những khách sạn, nhà trọ, quán ăn, cửa hàng bán lẻ.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Ảnh: Thanh Ngân
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm ở ngay ngã ba sông, một vị trí đẹp. Tại đây, nổi bất nhất là hai công trình Trung tâm quản lý cửa khẩu và Trung tâm thương mại. Được biết, Trung tâm quản lý cửa khẩu bắt đầu hoạt động từ năm 2002. Đây là nơi công tác của các cán bộ hải quan cửa khẩu và lực lượng biên phòng chuyên về xuất nhập cảnh. Cảnh làm việc ở đây khá nhộn nhịp với những người làm thủ tục hàng hóa hay xuất, nhập cảnh qua hai bộ phận song hành. Qua trao đổi với một cán bộ biên phòng, tôi đc biết, vào những ngày cuối tuần, lượng khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu khá đông đảo. Hầu hết là khách du lịch tự do qua lại cửa khẩu trong thời gian ngắn. Đa phần họ đến thị trấn Hà Khẩu bên kia sông để tham quan và mua sắm trong một ngày rồi về. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản , thủy hải sản, hoa quả tươi, các mặt hàng tiêu dùng như giầy dép, đồ nhựa, bánh kẹo,..., nguyên vật liệu. Hàng nhập khẩu chủ yếu ở đây là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất,.... Khu Trung tâm thương mại có lẽ là nơi nhộn nhịp nhất, người dân hay khách du lịch đi lại khá tấp nập, các cửa hàng thương mại, các quán ăn, nước giải khát có nhiều khách ghe qua mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi.
Đến với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, chúng tôi không quên tìm đến với cột mốc biên giới đất liền 102 giữa tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Hà Khẩu của Trung Quốc. Cột mốc nằm trong khuôn viên đền mẫu, ngay cạnh cửa khẩu. Đây có lẽ là điểm thu hút khách du lịch đến chụp ảnh lưu niệm nhât bên cạnh cửa khẩu.
Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành - Ảnh: Thanh Ngân
Rời cửa khẩu quốc tế Lào Cai, chúng tôi lại lên đường để đến với cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành. Ấn tượng đầu tiên của tôi đó chính là công trình khu nhà liên ngành rất đồ sộ và hiện đại, được lắp đặt hệ thống camera giám sát, đảm bảo kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu qua khu vực, đứng hiên ngang nơi biên giới đối diện với nước bạn Trung Quốc. Cửa khẩu Kim Thành có bãi tập kết hàng rộng lớn, đảm bảo cho việc lưu thông của các xe tải chở hàng hóa đc thuận lợi, không bị ùn tắc. Cùng với hoạt động qua lại của dòng xe tải nối đuôi nhau ra vào cửa khẩu là không khí làm việc, hoạt động nghiệp vụ khẩn trương của các lực lượng chức năng, đảm bảo việc giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu được thuận lợi và nhanh chóng. Theo trao đổi với cán bộ quản lý ở đây, từ khi được đưa vào vận hành, thì hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành đã trở nên rất sôi động, các hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu khá đa dạng như là phân bón, nông sản, hoa quả tươi, , gỗ ván, thiết bị, máy móc,...Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành đi vào hoạt động tạo điều kiện trực tiếp thúc đẩy tiến độ đầu tư Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thành phố Lào Cai đang ngày càng chuyển mình. Với nhiều dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử và di sản văn hóa. Bên cạnh tiền năng về phát triển du lịch, Lào Cai còn là nơi giao thương, là cửa ngõ quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ nước ta luôn có những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển của của Thành phố Lào Cai nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu của Lao Cai nói riêng.
Quang Dũng
Hải quan Lạng Sơn: Siết chặt chống buôn lậu cuối năm
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua, một số đối tượng, DN đã lợi dụng sự thông thoáng về chính sách cư dân biên giới cũng như chính sách trong thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK để thực hiện các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại, trốn thuế…
Ngày hỏi: 25/07/2016. - Trả lời: 31/12/2030. Đơn vị giải đáp:
Công chức Hải quan Hữu Nghị kiểm tra hàng hóa, máy móc NK. Ảnh: H.Nụ
Để quản lý và kiểm soát chặt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong những tháng cuối năm, Hải quan Lạng Sơn đã tích cực nắm tình hình, thu thập thông tin, chú trọng tới các khu vực, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là đối với các DN có rủi ro cao, mặt hàng XNK có thuế suất cao, hàng cấm, hàng đã qua sử dụng.
Theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng cấm (pháo nổ), hàng hóa cấm NK và hàng hóa NK có điều kiện…
Bên cạnh đó, một số DN cũng lợi dụng chính sách thông thoáng về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK được hệ thống phân luồng xanh, vàng để khai báo sai về số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, xuất xứ, chính sách quản lý hàng hóa để thực hiện các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, với các mặt hàng nhỏ lẻ, các đối tượng thường thuê, khoán gọn người địa phương, cư dân biên giới, người lao động tự do vận chuyển hàng nhập lậu qua biên giới để vận chuyển vào nội địa. Các đối tượng cũng thường tập kết hàng hóa ở các điểm sát biên giới, lợi dụng đêm tối, thời gian nghỉ giao ca của các lực lượng chức năng để vận chuyển nhỏ lẻ hàng hóa qua các lối mòn, đường tắt hai bên cánh gà thuộc các cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma… sau đó dùng xe gắn máy vận chuyển, tập kết tại nhà dân, các kho hàng trong khu vực biên giới. Từ đây, các đối đối tượng đã mua hóa đơn giá trị gia tăng trôi nổi trên thị trường để hợp thức hàng nhập lậu và vận chuyển bằng tàu hỏa, ô tô vào nội địa tiêu thụ.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu qua cửa khẩu, Hải quan Lạng Sơn đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan liên ngành, cũng như phối hợp với một số huyện biên giới. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay cho hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đơn vị cũng tăng cường tuyên truyền hỗ trợ thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế nhằm giảm thiếu các sai phạm trong hoạt động XNK hàng hóa, tăng thu ngân sách nhà nước.
Trong đó, đơn vị đã chỉ đạo các chi cục thường xuyên thu thập thông tin về DN, đối tượng, hàng hóa XNK, tập trung vào nhóm mặt hàng có thuế suất cao, mặt hàng XNK có điều kiện, NK theo hạn ngạch, mặt hàng đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các DN có độ rủi ro cao. Với việc này, tính đến nay đơn vị đã phát hiện 6 phiếu chuyển giao thông tin, truy thu và phạt hành chính trên 453 triệu đồng. Đồng thời, đơn vị cũng áp dụng thực hiện thay đổi hình thức kiểm tra đối với các tờ khai xuất kinh doanh thuộc danh mục các mặt hàng cần tăng cường công tác quản lý đối với các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản, tiêu dùng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, do nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là trong những thời điểm giao mùa, dẫn đến nguy cơ nhập lậu các mặt hàng Trung Quốc và Việt Nam tăng cao, nhất là các nhóm hàng có thuế suất cao, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng may mặc, đồ dùng gia đình, thực phẩm, nguyên vật liệu sản xuất.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh, hiện nay, phía Trung Quốc đang quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa từ Việt Nam XK sang Trung Quốc qua các lối mở trên biên giới, gây cản trở nhiều cho hoạt động XNK hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản, hàng đông lạnh, hàng tạm nhập tái xuất. Đồng thời, phía Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh XK các mặt hàng đã qua sử dụng như: máy móc, thiết bị công nghiệp cũ, lạc hậu sang các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Do đó, nguy cơ các hành vi vi phạm về điều kiện, tiêu chuẩn NK đối với hàng NK là máy móc, thiết bị qua sử dụng có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng buôn lậu lợi dụng hệ thống thông quan tự động, lợi dụng các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư để thực hiện hành vi gian lận trong XNK hàng hóa như: khai sai tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa… nhằm buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Để quản lý chặt và kiểm soát chặt đối với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả, hàng cấm trong những tháng cuối năm, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong việc chia sẻ thông tin và tổ chức năng chặn, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm, gian lận thương mại…
Đồng thời, đơn vị lên kế hoạch chặt chẽ phối hợp với các lực lượng chức năng kiên quyết chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hàng cấm, hàng giả, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ vi phạm để răn đe. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiếp tục tập trung thu thập xử lý thông tin về DN, đối tượng, có độ rủi cao, nhóm hàng hóa XNK có thuế suất cao, hàng tiêu dùng, các mặt hàng quản lý chuyên ngành, hàng cấm, hàng đã qua sử dụng… kịp thời cảnh báo, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các lô hàng lậu lợi dụng thủ tục thông quan điện tử, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm, Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 190 vụ buôn lậu, gian lận thương mại; trị giá hàng hóa thu giữ trên 10 tỷ đồng. Điển hình, mới đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Chi Ma và Tổ công tác PA 61 (Công an Lạng Sơn) bắt giữ vụ vận chuyển 367 kg nguyên liệu thuốc bắc các loại từ Trung Quốc về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 26-5, Chi cục Hải quan Cốc Nam phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng Cốc Nam phát hiện bắt giữ đối tượng Đinh Văn Minh, sinh năm 1991, trú tại bản Phiêng Tiến, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vận chuyển trái phép 24 kg pháo nổ do Trung Quốc sản xuất.